Trung Quốc tích cực lôi kéo Pakistan đối đầu liên minh Mỹ - Ấn. Họ vừa kư một hiệp ước quốc pḥng với Pakistan giũa bối cảnh nỗ lực đối trọng với hiệp ước chia sẻ thông tin quân sự gần đây giữa Ấn Độ và Mỹ.
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Wei Fenghe đă có chuyến thăm Islamabad 3 ngày và kư một biên bản ghi nhớ (MOU) nhằm tăng cường hợp tác quốc pḥng giữa quân đội Pakistan và Trung Quốc.
Không giống như thỏa thuận quốc pḥng Mỹ - Ấn, các chi tiết của hiệp ước Trung Quốc - Pakistan chưa được công khai. Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng, thỏa thuận quốc pḥng này chứa các cam kết mới về chia sẻ thông tin t́nh báo, giúp Pakistan theo dơi hoạt động của các lực lượng Ấn Độ dọc biên giới chung giữa hai nước.
Cuối tháng 10, Mỹ và Ấn Độ kư kết thỏa thuận trao đổi và hợp tác quân sự giữa hai nước. Theo thỏa thuận này, Washington cho phép các lực lượng vũ trang của New Delhi tiếp cận với vô số dữ liệu từ các vệ tinh quân sự của Mỹ.
Tham mưu trưởng Lục quân Pakistan Qamar Javed Bajwa hội đàm với Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Wei Fenghe. (Ảnh: ISPR)
Anwaar ul Haq Kakar, Thượng nghị sĩ Pakistani cho biết, biên bản ghi nhớ quân sự giữa Bắc Kinh và Islamabad “sẽ giúp đối đầu với những mối đe dọa từ Ấn Độ, vốn được Mỹ hậu thuẫn và nó sẽ tạo thêm niềm tin cho Pakistan rằng trong giờ phút cần thiết, Bắc Kinh sẽ sát cánh cùng Pakistan”.
Theo Thượng nghị sĩ Anwaar ul Haq Kakar, sự đồng thuận giữa Trung Quốc và Pakistan quan việc kư kết biên bản ghi nhớ về quân sự này sẽ là lực hút, lôi Pakistan đi xa hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, nhất là khi mối quan hệ kinh tế và lợi ích an ninh giữa hai nước trở nên gắn bó hơn.
Nikkei cho biết, theo các nguồn tin, lực lượng không quân Pakistan và Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung lớn mang tên Shaheen IX vào thời điểm cuối tháng 12. Cuộc tập trận Shaheen VIII giữa hai nước từng diễn ra trong 2 tuần, có sự tham gia của khoảng 50 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay cảnh báo sớm. Shaheen IX được kỳ vọng sẽ có quy mô lớn hơn nhiều.
Michael Kugelman, Phó Giám đốc Chương tŕnh châu Á tại Trung tâm Wilson, nói cho Nikkei hay: “Thỏa thuận Mỹ - Ấn sẽ tăng cường năng lực quân sự của New Delhi để giám sát mối đe dọa từ Pakistan. Thỏa thuận Trung Quốc - Pakistan có thể được coi là một nỗ lực nhằm tạo đối trọng, gia tăng sự ổn định về mặt chiến lược trong khu vực trước thỏa thuận Washington - New Delhi”.
Tuy nhiên, Michael Kugelman cho rằng, điều này cũng khó tạo cho Pakistan vị thế cân bằng với Ấn Độ về sức mạnh quân sự. “Các công nghệ giám sát tinh vi, chất lượng cao và liên quan đến t́nh báo của Mỹ có thể có chất lượng tốt hơn của Trung Quốc”, Michael Kugelman cho hay.
Trung Quốc đă hỗ trợ Pakistan trong các vấn đề quốc pḥng kể từ những năm 1960, và việc kư kết bản ghi nhớ hợp tác quân sự mới này được coi là sự mở rộng của liên minh đó. Jeremy Garlick, một trợ lư giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Kinh tế ở Praha, nói với Nikkei: “ Không nghi ngờ ǵ nữa, Trung Quốc đang ra phát đi tín hiệu cho thấy sự ủng hộ Pakistan trong việc đối đầu với Ấn Độ. Bắc Kinh đă cam kết hỗ trợ Pakistan trong nhiều thập kỷ và điều đó cho thấy lập trường của họ là không thay đổi".
Trong chuyến thăm vừa qua, Bộ trưởng Quốc pḥng Wei Fenghe bày tỏ sự hài ḷng với việc gia tăng đảm bảo an ninh cho các dự án cơ sở hạ tầng trong giai đoạn hai của Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), một hợp phần trị giá 50 tỷ USD trong Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc tại Pakistan. Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, người Trung Quốc có thể không lạc quan như vậy, v́ việc tăng quân và các biện pháp an ninh khác đă không ngăn được các cuộc đột kích diễn ra.
“Trung Quốc sẽ lo lắng về vấn đề an ninh chừng nào các dự án của họ và các nhân viên Trung Quốc làm việc trên đó tiếp tục bị tấn công. Tuy nhiên, những lo ngại về an ninh sẽ không thúc đẩy Bắc Kinh thu hẹp quy mô đầu tư vào Pakistan”, chuyên gia Kugelman nói.
VietBF@ sưu tầm.