Cuộc chiến giữa 2 loài rắn độc và gấu lửng mật châu Phi diễn ra giữa đêm. Bạn có thể theo dơi thấy rắn đă chiến thắng con gấu một cách dễ dàng. Đơn giản là con gấu dính độc và bất tỉnh ngay sau đó.
Trong đêm tối, con lửng mật phát hiện ra một con rắn Adder và lao đến tấn công. Adder là loài rắn độc phổ biến trên khắp thế giới. Nổi tiếng nhất trong họ rắn này là loài rắn Death Adder, chủ yếu sống tại Úc và New Guinea.
Nọc độc từ rắn Adder sẽ gây ra tê liệt, suy hô hấp và tử vong chỉ trong ṿng 6 giờ. Khoảng 1/2 số bệnh nhân sẽ chết nếu không được điều trị ngay sau khi bi rắn độc Death Adder cắn phải.
Lửng mật (trái) đụng độ với rắn kịch độc trong đêm tối.
Trong cuộc chiến nảy lửa này, con rắn khéo léo né đ̣n lửng mật rồi bất phản công với vết cắn chết người. Trúng nọc rắn nhưng lửng mật vẫn cố gắng cắn xé con mồi cho đến khi toàn thân cứng đờ.
Trong video, dường như con lửng mật đă chết v́ trúng nọc độc rắn. Trên thực tế, lửng mật có khả hấp thụ nọc độc và nó chỉ hôn mê trong giai đoạn này.
Cuộc chiến kết thúc với cả hai khi con rắn cũng nằm bất động bên cạnh. Hai giờ sau, con lửng mật tỉnh giấc và thoải mái đánh chén con mồi.
Con lửng mật bất tỉnh sau khi trúng nọc độc rắn.
Lửng mật được coi là một trong những loài động vật liều lĩnh nhất hành tinh. Những con rắn độc hung hăn nhất cũng phải “chào thua” trước loài thú săn mồi này. Các nhà khoa học cho đến nay vẫn đang nghiên cứu khả năng đặc biệt của lửng mật, nhằm t́m ra chất chống nọc rắn tự nhiên.
Không giống như loài lửng mật khác, lửng mật châu Phi có chế độ ăn tạp, bao gồm cả các động vật lớn hơn ḿnh và rau xanh.
Chúng thỉnh thoảng săn t́m ếch, rùa, thằn lằn, các loài chim và cả rễ cây, hoa quả, ấu trùng ong.