Mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên khiến Mỹ và đồng minh cứ như đứng trên đống lửa. Kim Jong Un th́ vẫn cứ la làng về lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Nhưng quả thật lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc được cho là vẫn chưa đủ mạnh để khiến Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng có thể là bước khởi đầu nhằm chấm dứt nạn buôn lậu trên biển.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn sẵn sàng phong tỏa Triều Tiên.
Theo Bloomberg, lệnh trừng phạt mới nhất cho phép Mỹ và các quốc gia khác kiểm tra tàu ra và vào hải cảng Triều Tiên. Nhưng các nước này không được phép sử dụng vũ lực nếu mục tiêu không chấp nhận dừng lại để kiểm tra.
Ngoài ra, việc kiểm tra tàu cũng phải được sự đồng ư của quốc gia sở tại, nơi con tàu đăng kư hoạt động. Lệnh trừng phạt này yếu hơn nhiều so với việc cho phép tàu quân sự Mỹ “sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để kiểm tra các tàu nghi vấn ra và vào Triều Tiên.
Bloomberg phân tích, cách duy nhất để thực thi lệnh cấm vận hiệu quả, buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là phong tỏa chặt đường biển.
Phong tỏa đường biển như vậy phục vụ 3 mục đích chính: ngăn Triều Tiên tiếp cận nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ đường biển, ngừng hoạt động xuất khẩu của Triều Tiên và đảm bảo rằng các thiết bị, vật liệu công nghệ cao sẽ không rơi vào tay B́nh Nhưỡng.
Một khi phong tỏa được đường biển, Triều Tiên sẽ chỉ có thể dựa vào sự hỗ trợ bằng đường bộ qua biên giới Trung Quốc. Điều này giúp Washington gia tăng sức ép với Bắc Kinh để thực thi toàn diện nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc, Bloomberg phân tích.
Việc phong tỏa đường biển xung quanh Triều Tiên là một thách thức lớn đối với hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, nhưng không phải là điều bất khả thi. Mỹ sẽ cần ít nhất một tàu sân bay hiện diện tại biển Nhật Bản và 80 máy bay theo dơi mọi tàu thương mại đến gần Triều Tiên.
Tàu chở dầu treo cờ Triều Tiên.
Các tàu khu trục, tàu tuần dương sẽ trực tiếp kiểm tra các tàu thương mại trên biển. Theo Bloomberg, Mỹ có thể đưa thêm một nhóm tác chiến tàu sân bay nữa đến khu vực để hỗ trợ hạm đội 7.
Hoạt động phong tỏa này cần phải thực hiện ở vùng biển cách Triều Tiên khoảng 500km. Ngoài ra, các vệ tinh và máy bay trinh sát Mỹ cũng cần theo sát các tàu đi vào ranh giới đỏ, nằm trong lănh12 hải lư hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Triều Tiên.
Theo Bloomberg, thách thức lớn nhất đối với kế hoạch này là yếu tố chính trị, chứ không phải vấn đề khả thi. Nga và Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phản ứng bằng cách đưa tàu hộ tống tàu Triều Tiên cập cảng với mục đích thương mại. Tàu hải quân Nga và Trung Quốc cũng có thể thách thức, xua đuổi tàu chiến Mỹ.
Báo Mỹ kết luận, hải quân Mỹ đă có nhiều kinh nghiệm phong tỏa đường biển trong quá khứ và một chiến lược như vậy có thể là cơ hội tốt nhất để phá vỡ sự bế tắc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên như hiện nay.