Điều này đang làm cho mọi người lo sợ. Bởi vậy Venezuela t́m cách tránh tái hiện thảm cảnh nội chiến như Syria. Thực tế bài học đẫm máu của Syria là lời cảnh báo với Venezuela, đất nước đang đứng bên bờ vực nội chiến. Lối thoát nào trong t́nh cảnh này là điều mà các bên đối đầu ở đất nước Trung Mỹ này phải tính toán.
ảnh 1Những người biểu t́nh phản đối Chính phủ đụng độ với quân đội tại Thủ đô Caracas
Những người biểu t́nh phản đối Chính phủ đụng độ với quân đội tại Thủ đô Caracas
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Damascus nhân chuyến thăm Syria, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cho biết, có nhiều điểm tương đồng giữa cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở quốc gia Nam Mỹ này với thời kỳ đầu trước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Syria. Ông Arreaza cáo buộc Mỹ muốn kích động nội chiến tại Venezuela, nhưng Chính phủ của Tổng thống Maduro sẽ kiên tŕ các biện pháp ngoại giao và đối thoại để giải quyết t́nh h́nh hiện nay.
T́nh h́nh chính trị xă hội Venezuela đang diễn biến hết sức căng thẳng sau khi ông Juan Guaido tự phong là “Tổng thống lâm thời” của nước này hôm 23-1. Mâu thuẫn giữa đôi bên càng nóng thêm bởi tác động từ bên ngoài. Vốn không thiện cảm với Tổng thống Maduro, Mỹ cùng một loạt nước châu Âu công khai thừa nhận và ủng hộ ông Guaido, đồng thời gây sức ép buộc ông Maduro từ chức.
Những ǵ đang diễn ra ở Venezuela khiến người ta nhớ lại thảm cảnh Syria trong suốt gần một thập kỷ qua. Tháng 3-2011, ảnh hưởng bởi phong trào Mùa xuân Ảrập, nhiều thành phố của Syria đă bị rung chuyển bởi các cuộc biểu t́nh đ̣i lật đổ Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Không thỏa măn với sự nhượng bộ của Chính phủ, phe đối lập chuyển sang tiến hành cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp với Chính phủ.
Vốn coi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là nhà độc tài, Mỹ và các nước phương Tây t́m cách ủng hộ phe đối lập ở Syria. Dựng lên cớ quân đội của ông al-Assad sử dụng vũ khí hóa học trong giao tranh với quân nổi dậy, một số nước (đứng đầu là Mỹ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ) công khai viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy. Trong khi đó, chính quyền của ông al-Assad nhận được sự ủng hộ của Nga. Mâu thuẫn bên trong cộng với sự can thiệp từ bên ngoài đă biến Syria trở thành chiến trường đẫm máu hơn bao giờ hết.
Trở lại với t́nh h́nh Venezuela, dân chúng hiện đang bị chia làm hai phe, một bên ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Maduro, c̣n bên kia ủng hộ Tổng thống tự phong Guaido. Chính sự chia rẽ đó đă dẫn đến t́nh trạng bạo lực giữa các nhóm đối đầu trong những năm qua. Trong khi Mỹ và một số nước châu Âu ủng hộ Tổng thống tự phong Guaido, th́ ông Maduro nhận được sự hậu thuẫn của Nga, Trung Quốc, Belarus, Bolivia, Iran, Cuba…
Theo báo cáo thống kê, kể từ năm 2017 đến nay, đă có gần 130 trường hợp tử vong trong các cuộc bạo động ở Venezuela. Con số đó rất nhỏ bé so với thảm cảnh ở Syria. Một báo cáo của Liên hợp quốc cho biết, từ khi xảy ra nội chiến, đă có ít nhất 400.000 người Syria thiệt mạng, hơn 12,5 triệu người bị mất nhà cửa và hầu hết cơ sở hạ tầng của nước này bị phá hủy. Khoảng 4 triệu người đă phải rời bỏ nơi cư trú của ḿnh và khoảng 2,6 triệu người phải rời bỏ đất nước đi tị nạn.
Nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu cuộc đối đầu ở Venezuela không được giải tỏa. Trong bối cảnh cả ông Maduro và Guaido đều không có bất cứ dấu hiệu nào về việc thỏa hiệp, Mỹ th́ tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự, thảm cảnh Syria có thể tái hiện bất cứ lúc nào ở Venezuela. Trong cuộc gặp với Tổng thống Syria al Assad, Ngoại trưởng Venezuela
Arreaza khẳng định những kinh nghiệm của Syria sẽ giúp cho Venezuela rút ra được những bài học. Tuy nhiên, ông Arreaza cũng tuyên bố thẳng là bài học Syria cũng giúp chính quyền của Tổng thống Maduro có ư tưởng để chiến thắng được cuộc chiến mà phe đối lập cực đoan và các thế lực thù địch bên ngoài đang t́m cách phát động trong chiến dịch lật đổ chính quyền hợp hiến ở Venezuela.
Như vậy, cuộc xung đột hầu như chưa có dấu hiệu giảm bớt, cơ hội hai bên xuống thang cũng rất ít. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra lúc này là c̣n lựa chọn nào khả dĩ mà không cần sử dụng lực lượng quân sự hay không? Hiện tại, thật khó để trả lời.