Liên tiếp các vụ trọng án xảy ra gần đây xuất phát từ quan hệ t́nh cảm ngoài luồng, ghen tuông đă gây rúng động dư luận. Theo các chuyên gia tâm lư, trong các vụ việc này, lỗi một phần thuộc về chính nạn nhân.Mới đây một vụ án mạng nghiêm trọng đă xảy ra tại phố Láng Hạ. Nạn nhân là anh N.T, SN 1995, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khi được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu, anh T đă tử vong ngoại viện.
Đối tượng gây án là Lê Văn Thức (SN 1993, quê ở Lạng Sơn). Tại cơ quan công an, bước đầu Thức khai nhận đă có vợ con, đang sinh sống tại Lạng Sơn nhưng vẫn quan hệ t́nh cảm ngoài luồng với chị N (SN 1993, quê Yên Bái) nhiều năm nay. Thời gian gần đây, Thức thấy bạn gái có quan hệ thân thiết với anh N.T nên ghen tức.
Do đó, Thức đă thuê xe từ Thái Nguyên xuống Hà Nội để t́m chị N và vô t́nh bắt gặp anh N.T đang chở chị N đi qua nên Thức đă bám theo. Đến phố Láng Hạ, Thức yêu cầu lái xe taxi vượt lên, chặn đầu xe đôi nam nữ.
Tiếp theo đó, Thức lao xuống dùng dao bấm đâm vào đầu và ngực anh T khiến nạn nhân tử vong sau đó, đồng thời ép và kéo chị N lên xe bỏ trốn. Trong quá tŕnh chạy trốn, Thức đă gây thương tích cho chị N.C̣n tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh cũng xảy ra vụ án mạng có nguyên nhân tương tự. Đỗ Tấn Lộc (32 tuổi, ở phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TP. HCM) là người đă có gia đ́nh, sau đó nảy sinh quan hệ ngoài luồng với chị T.N.
Chiều 18-9, Lộc lái xe ô tô di chuyển từ TP. HCM xuống xă Đại An, huyện Trà Cú để gặp chị N. Sau đó, Lộc chở chị N đi làm răng. Quá tŕnh di chuyển, chị N yêu cầu Lộc phải ly hôn vợ. Sau mội hồi tranh căi, Lộc dùng dao đâm chị N làm nạn nhân tử vong.
Trước đó, một vụ án mạng cũng đă xảy ra trên phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đối tượng M.X.T (SN 1982, ở quận Hai Bà Trưng) sau khi sát hại người t́nh đă dùng dao tự sát nhưng được cấp cứu kịp thời và đă qua cơn nguy kịch.
Nạn nhân là chị N.T.Q (SN 1982, ở quận Hoàng Mai), khi đang đi xe máy theo hướng về hồ Hoàn Kiếm đă bị T chặn xe rồi rút dao mang theo người đâm liên tiếp vào người nên đă mất mạng.
Theo kết quả xác minh ban đầu, mặc dù đă có vợ con nhưng T vẫn có quan hệ t́nh cảm với chị Q (đă ly dị chồng). Do ghen tuông nên T đă mặc đồng phục xe ôm công nghệ bám theo người t́nh để theo dơi rồi ra tay sát hại.
V́ đâu nên nỗi?
Những vụ án mạng liên quan đến ngoại t́nh không chỉ gây phẫn nộ trong dư luận mà c̣n để lại nhiều đau xót với gia đ́nh bị hại và kẻ thủ ác. Nguyên nhân ban đầu xuất phát từ quan hệ "ngoài luồng" của hai người - một mối quan hệ vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đ́nh, đi ngược với thuần phong mỹ tục và đạo đức.
T́nh trạng trên cũng cho thấy hiện có một bộ phận giới trẻ có xu hướng sống buông thả, lệch lạc, coi việc ngoại t́nh là chuyện thường ngày. Đó là sự bất thường về nhận thức, tâm lư, lối sống; sự khủng hoảng về các giá trị sống cũng như kiến thức và ư thức về pháp luật, về kỹ năng ứng xử, giải quyết các xung đột của một bộ phận dân chúng trong xă hội - Tiến sỹ Tâm lư Hoàng Cẩm Tú cho biết.
Ngoài ra, trong các vụ án liên quan đến t́nh ái, đối tượng gây án thường nằm trong độ tuổi từ 18-35, có tŕnh độ học vấn thấp. Đây là độ tuổi có quan hệ t́nh cảm nam nữ phát triển phức tạp, đa dạng, cũng là giai đoạn lập gia đ́nh, sinh con, thiết lập quan hệ tài sản… Người trong độ tuổi này cũng chưa có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, dễ bị cảm xúc chi phối.
Cũng theo Tiến sỹ Cẩm Tú, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ án mạng do ghen tuông, trong đó mâu thuẫn t́nh cảm thường dẫn đến những hành vi rất quyết liệt bởi nó thường tích tụ rất nhiều trạng thái tâm lư như nhục nhă, thất vọng, ích kỷ, lo sợ, uất ức, cay cú… cùng với sự kích động từ bên ngoài, môi trường sống, sự căng thẳng và áp lực trong việc xử lư các mối quan hệ.
Trong nhiều trường hợp, do sự căng thẳng, sự kích động, hận thù, uất ức kéo dài khiến đối tượng phạm tội hành động rất quyết liệt, mất kiểm soát hành vi, phạm tội đến cùng nên hậu quả thường đặc biệt nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, trong những vụ án mạng đă xảy ra, nạn nhân cũng có lỗi một phần, đó là việc chấp nhận quan hệ t́nh ái với người đă có vợ, không có thái độ dứt khoát khi đă t́m được t́nh yêu mới. Có nạn nhân c̣n thiếu kiềm chế, kích động, thách thức, nhục mạ, không có thiện chí hoặc sử dụng bạo lực trong giải quyết mâu thuẫn. Điều này đă thúc đẩy đối tượng ra tay thực hiện hành vi phạm tội.
Nhằm ngăn chặn các vụ việc tương tự, mỗi người phải tự trang bị cho ḿnh sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật. Bên cạnh đó, cần phải có kỹ năng ứng xử và giải quyết các t́nh huống mâu thuẫn, xung đột.
Ngoài ra, cần xây dựng môi trường xă hội lành mạnh từ trong mỗi gia đ́nh, lên án các hành vi lệch chuẩn trong quan hệ t́nh cảm. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần kịp thời phát hiện, pḥng ngừa các mâu thuẫn, xung đột và xử lư nghiêm minh hành vi phạm tội nhằm cảnh báo, răn đe.
|
|