Sự công kích mới nhất trong cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của một tổng thống Mỹ nhằm vào người đứng đầu ngân hàng trung ương của nước này...Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ chỉ bổ nhiệm một người vào ghế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nếu người đó chịu cắt giảm lăi suất. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh ông Trump không ngừng kêu gọi Fed giảm lăi suất về mức 1%.
Phát biểu trước các nhà báo tại Pḥng Bầu dục của Nhà Trắng vào hôm thứ Sáu (27/6), ông Trump tiếp tục cuộc tấn công nhằm vào đương kim Chủ tịch Fed Jerome Powell - người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2026. Ông Trump gọi ông Powell là “kẻ cứng đầu” và ông “sẽ vui ḷng để ông ta từ chức nếu ông ta muốn vậy”.
“Bất kỳ ai ở cương vị đó cũng sẽ hạ lăi suất. Nếu tôi cho rằng một người sẽ giữ nguyên lăi suất khi làm Chủ tịch Fed, tôi sẽ không bổ nhiệm người đó”, ông Trump nói.
Những phát biểu trên là sự công kích mới nhất trong cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của một tổng thống Mỹ nhằm vào người đứng đầu ngân hàng trung ương của nước này. Năm nay, ông Trump đă nhiều lần phàn nàn về việc Fed giữ nguyên lăi suất ở mức 4,25-4,5% sau khi có 3 đợt giảm liên tiếp trong năm ngoái.
“Tôi nghĩ chúng ta bây giờ chỉ nên phải trả lăi suất 1% thôi”, ông Trump nói. Ông cho biết thêm đă yêu cầu Chính phủ Mỹ “không vay khoản nợ nào quá 9 tháng” cho tới khi Fed có chủ tịch mới. Dù ông Trump nói như vậy, Bộ Tài chính Mỹ vẫn dự kiến có một đợt phát hành trái phiếu kho bạc kỳ hạn dài vào giữa tháng 7.
Đầu tuần này, ông Trump nói ông đă có danh sách rút gọn gồm “ba hoặc bốn cái tên ứng cử viên cho ghế chủ tịch Fed. Trong khi đó, Nhà Trắng nói với tờ báo Financial Times rằng vấn đề này sẽ không sớm được quyết định.
Áp lực mà ông Trump đặt ra đối với ông Powell đă làm dấy lên suy đoán rằng ông Trump có thể chọn một “chủ tịch ngầm” cho Fed - một ứng cử viên được công bố cho cương vị này và có chung quan điểm rằng lăi suất nên được cắt giảm nhanh chóng.
Ông Christopher Waller, một thống đốc Fed được coi sẽ là ứng cử viên thay thế Powell, đă ủng hộ việc cắt giảm lăi suất ngay trong tháng 7. Ông Kevin Hassett, một ứng cử viên khác cho cương vị này và hiện đang đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia (NEC) tại Nhà Trắng, cũng ủng hộ việc hạ lăi suất.
Ông Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, là ứng cử viên tiềm năng thứ ba cho vị trí đứng đầu Fed. Ông Bessent đă nói rằng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đang nói lên một điều rằng Fed nên cắt giảm lăi suất.
Một ứng cử viên khác, cựu thống đốc Fed Kevin Warsh, lại có ư nói rằng ông tin rằng trọng tâm của ngân hàng trung ương này nên là nhiệm vụ chống lạm phát. Điều này cho thấy ông Warsh có quan điểm cứng rắn về chính sách tiền tệ hơn các ứng cử viên khác.
Nhiều người tin rằng chiến lược một vị “chủ tịch ngầm” cho Fed có thể phản tác dụng.
“Mặc dù nghe có vẻ là một ư tưởng thông minh, nhưng cách này lại không hiệu quả. Lư do nằm ở chỗ Fed không phải là một vương triều”, ông Robert Barbera - một nhà kinh tế tại Đại học Johns Hopkins - nhận xét.
Chủ tịch Fed làm công việc thiết lập lăi suất cùng với 18 thành viên khác của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Trong ủy ban này, ngoài Chủ tịch Fed, 11 người khác có quyền bỏ phiếu để quyết định lăi suất.
“Nếu chủ tịch Fed tiếp theo cố gắng phô trương sức mạnh mà ông ta thực sự chưa có v́ chưa chính thức nắm quyền, điều đó sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ với các thành viên c̣n lại của ủy ban. V́ thế, ảnh hưởng của người đó sau khi nhậm chức sẽ bị giảm bớt”, ông Jon Faust - cựu cố vấn đặc biệt của ông Powell, hiện làm việc tại Đại học Johns Hopkins - phát biểu.
Ông Raghuram Rajan - một học giả của Đại học Chicago, từng là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) - nhận định cấu trúc độc đáo của Fed, với một hội đồng trung tâm được hậu thuẫn bởi 12 ngân hàng dự trữ thành viên - giúp bảo vệ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khỏi ảnh hưởng không đáng có từ sự công kích của ông Trump. Ông Rajan cho rằng, Tổng thống Mỹ rất khó tác động đến các chủ tịch chi nhánh Fed hoặc các thống đốc Fed khác.
|