Cuối năm, đến làng Lê Xá, một làng nghề chuyên chẻ lạt Tết ngoại thành Hà Nội, đâu đâu cũng thấy những thanh lạt mỏng, trắng muốt được phơi khắp nơi, những người phụ nữ ngồi chẻ lạt ở các ngơ nhỏ. Tiếng “ken két” từ những ống nứa khi “cót” bỏ hết màu vỏ xanh, mùi ngai ngái của nứa tươi mới.
Chọn tre làm lạt
Làng Lê Xá (Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội) có nghề “nghề nan” từ hàng trăm năm nay. Gọi là “nghề nan” v́ bao gồm tất cả những công việc liên quan đến tre, nứa, giang: như chấp thừng, đan quạt nan, cuốn chổi tre, chổi nứa…
Cứ đến 12- 15 tháng Chạp hằng năm là những xe nứa cuối năm lại nhộn nhịp về làng Lê Xá. Năm nay, do thời tiết lạnh nứa hiếm v́ không có người đi rừng nên giá cả tăng gấp đôi so với năm ngoái. Vậy mà xe vừa về đến đầu làng, mọi người đă quây kín, tranh nhau kéo, rút. Nhanh tay th́ được những cây nứa tốt.
Cả làng "tranh" mua nứa từ lái buôn
Ông Loan, 47 tuổi, buôn nứa cho cả làng hơn chục năm nay, cho biết: “Hằng năm, nứa về chỉ 2 đến 3 lần trong tháng cuối năm này nên ai cũng cố gắng tranh được những cây tốt, dễ chẻ. Nứa từ Ḥa B́nh, Yên Bái đều là to, xanh và dài, ống thẳng băng được dân làng chuộng lắm”.
Ông Loan cho biết thêm, những ngày giáp Tết, bà con thường chọn nứa rừng non để chẻ lạt gói bánh chưng, c̣n quanh năm họ mua nứa, tre, giang già để chẻ nan đan quạt, cuốn chổi nan. Phải là người có thâm niên trong nghề mới chọn được những cây nứa đẹp.
Bà Biền có thâm niên hơn 60 năm trong nghề, chia sẻ cách chọn nứa tốt: “Để chọn được những cây nứa đẹp th́ phải nhanh tay, nhanh mắt, những cây có màu xanh mướt, ống dài đều tầm 70-80 cm, phải là những cây non cho dẻo và dễ “kéo”. Lấy sống dao gơ vào thân phải kêu “bực bực”, đó là cây nứa đạt tiêu chuẩn”.
Rộn ră “nghề nan” dịp cận Tết
Lê Xá chẻ nan, lạt quanh năm, nhưng đợt cao điểm nhất là vào gần Tết Nguyên đán, v́ lạt dùng để gói bánh chưng, bánh phu thê, bánh cốm,… nhu cầu tiêu thụ rất cao. Nhưng dù là người làng Lê Xá, không phải ai cứ cầm đến con dao, thanh nứa là cũng có thể chẻ được những chiếc lạt đẹp.
Chị Nguyễn Thị Út, 32 tuổi là một thợ chuyên “nghề nan” ở làng, trong nhà chị lúc nào cũng ngồn ngộn những nứa mới, nứa cũ. Khi mới học cấp một, chị Út đă biết cách “kéo” cho ra những chiếc mỏng những không nát. Bây giờ một ngày chị có thể “kéo được 2 cây nứa, khoảng 400 lạt”, chị Út chia sẻ. Đợt nứa này nhà chị mua hai chục cây nứa, toàn bộ gia đ́nh dốc sức chắc chỉ mất chục ngày là xong và lại chờ xe nứa sau về. Cứ như vậy chẻ cho đến 29 Tết mới nghỉ.
Theo kinh nghiệm của làng nghề, muốn tách được những chiếc lạt mỏng, dẻo dai, bán được giá phải kết hợp tay, chân với cả răng. Các ống nứa được cạo bỏ hết vỏ xanh, dùng dao nhỏ sắc pha ra thành những thanh nhỏ và đều. Người thợ khía từng rănh nhỏ, rồi ngậm vào miệng, hai tay kéo xuống phía dưới, tách ra được những chiếc lạt đều chằn chặn. Tách hết một thanh th́ miệng ngậm đầy một túm lạt. Mỗi một thanh chẻ ra được 7-8 cái lạt mỏng, có người khéo tay “kéo “ được đến hơn chục cái.
Sau đó, lạt được phơi cho khô ráo, chống ẩm mốc và bó lại từng 50- 100 chiếc cho dễ bán. Thời điểm đầu tháng Chạp đă có rất nhiều khách đến mua buôn. Giá lạt năm nay có tăng hơn năm ngoái, giá bán buôn lạt là 5.000 đồng/100 lạt, “bán lẻ th́ giá vô cùng”, một người dân Lê Xá kể.
Cả miệng lẫn chân tay đều "lao động"
Giá lạt không cao, làm th́ khá kỳ công chưa kể những người dân Lê Xá hay gặp “tai nạn nghề nghiệp”. Thanh nứa rất sắc, dù khéo cách mấy cũng dễ bị đứt tay khi chẻ. Để “bảo hiểm”, người thợ phải buộc giẻ vào các đầu ngón tay, hoặc đeo găng tay. Nhưng đeo găng hay buộc giẻ th́ vướng, làm chậm nên hầu hết người làng Lê Xá đều “tay trần” làm việc. Do vậy, bàn tay của người dân ở đây chi chít, dọc ngang những vết sẹo do nứa, tre sắc lạnh cứa đứt để lại.
Tiếp câu chuyện dang dở, chị Út kể, trước đây cứ vào khoảng 20 Tết là người dân vẫn thường tự chở lạt đi bán rong khắp nơi đến tận 30 Tết mới nghỉ. Nhưng bây giờ lạt chẻ được bao nhiêu th́ có khách đến mua buôn hết đến đấy. “Nên cũng nhàn hơn, đỡ cái cảnh phơi mặt trên phố suốt tháng Chạp”.
Mấy năm nay, một số nhà đă đem lạt đă phơi khô, nhuộm màu xanh, đỏ. Số lạt “sắc màu” này được những nhà gói bánh chưng ngọt và bánh cốm đặt hết, thậm chí làm không kịp bán.
“Nghề nan” này không đem lại thu nhập cao cho dân làng, đă có nhiều người dân làng Lê Xá bỏ sang nghề làm đá mỹ nghệ. Dẫu vậy, cái nghiệp “chẻ lạt” dường như “ăn vào máu” dân Lê Xá. Kể cả những cậu thanh niên chẳng c̣n mặn mà với nghề tổ nhưng cứ đầu tháng Chạp lại dẹp mọi việc để mài dao tước lạt.
“Hàng chục năm rồi, không năm nào cả làng không xúm vào chẻ lạt, càng gần Tết chẻ càng hăng, thấy nhà khác làm nhà ḿnh không làm như thiếu thiếu cái ǵ đó”, cụ bà Đào Thị Miện bộc bạch.
(Theo CAND)