IMF cảnh báo nguy cơ vỡ nợ tại Mỹ và Nhật Bản
Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nguy cơ t́nh trạng vỡ nợ ở Hy Lạp và Ireland sẽ tái diễn ở Mỹ và Nhật Bản.
Tiến sỹ Martin D. Weiss, nhà phân tích và dự báo kinh tế hàng đầu của Viện nghiên cứu Weiss và tạp chí kinh tế trực tuyến Tiền tệ và Thị trường, nhấn mạnh cảnh báo của IMF dựa trên thực tế là mặc dù tranh luận triền miên về thâm hụt ngân sách cũng như hứa hẹn về "những hành động kiên quyết," nhưng cho đến nay, cả Mỹ và Nhật Bản đều đă không kiềm chế được sự bùng nổ nợ công.
Gánh nặng nợ công của Nhật Bản đă lên tới 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này khiến nền kinh tế Nhật Bản luôn trong t́nh trạng tê liệt.
Trong khi đó, Văn pḥng Ngân sách Quốc hội Mỹ vừa cho biết thâm hụt ngân sách liên bang đă lên tới 1.500 tỷ USD, mức cao chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ.
Nhiều bang của Mỹ đang bên bờ vực phá sản với thâm hụt ngân sách 175 tỷ USD và nợ 2.500 tỷ USD quỹ lương hưu chưa thanh toán. Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị dự luật cho phép các bang này phá sản về tài chính.
Tổng cộng có 2.667 ngân hàng ở Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản. Gần 20 bang có tỷ lệ ngân hàng có nguy cơ phá sản cao, nhất là các bang Florida và Arizona.
Nợ công cũng đang đe dọa khu vực Caribbe. Tại Hội nghị về tăng trưởng kinh tế các nước khu vực Caribe ở Barbados ngày 31/1, IMF đă cảnh báo khu vực này vẫn đứng trước nhiều thách thức về chính sách và phát triển sau khủng hoảng và một trong những thách thức lớn nhất là mức nợ công cao tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính bền vững và tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nước trong khu vực có số nợ công cao nhất thế giới tính theo tỷ lệ GDP. Cùng với thâm hụt tài chính lớn, nợ công đă tăng cao từ giữa thập kỷ 90 thế kỷ trước do chi tiêu không bền vững và mất cân bằng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đă gây ra vấn đề nghiêm trọng trong quản lư các khoản nợ này.
Tại hội nghị, các nhà nghiên cứu và phân tích kinh tế cùng các quan chức chính phủ các nước trong khu vực nhất trí nhận định tăng trưởng kinh tế khu vực vẫn tŕ trệ so với các khu vực khác cũng ở Tây Bán cầu.
Những vấn đề then chốt mà các nước Caribe cần giải quyết gồm tăng hiệu quả năng suất lao động, tác động của nợ công đến tăng trưởng, ổn định tài chính bền vững, tăng cường hội nhập với các trung tâm tài chính nước ngoài, đảm bảo an sinh xă hội.
Ông Rodrigo Valdes, cố vấn cấp cao về kinh tế Tây Bán cầu của IMF, nhấn mạnh hội nghị là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm phát triển, đối thoại bổ ích về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế lớn hơn, đa dạng hóa thị trường và đối tác cũng như tăng cường vai tṛ của kinh tế tư nhân trong phát triển.
(TTXVN/Vietnam+)
|