SỐNG THẬT - NGHĨ VỀ LỚP NGƯỜI CÓ NHIỀU TRONG XĂ HỘI - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-19-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default SỐNG THẬT - NGHĨ VỀ LỚP NGƯỜI CÓ NHIỀU TRONG XĂ HỘI

Gia đ́nh tác giả. Ảnh: Lê Dũng
Sống thật - Nghĩ về lớp người có nhiều trong xă hội

Vinh Anh

Thời nào cũng vậy, lớp người đó lúc nào cũng nhiều, cũng đông đảo. Đông đảo nhưng không làm được nổi chuyện ǵ to tát. Mặc dù, trong đó cũng rất nhiều người thuộc thành phần có học và luôn tự hào lại hay vỗ ngực với danh nghĩa “trí thức” của ḿnh, dẫu rằng trong đó có những cái danh tự phong, cái danh mua được hay là cái danh nhờ sống lâu mà có.

Đa số người được sinh ra, cha mẹ họ và sau này là bản thân họ luôn mong muốn được sống cuộc đời b́nh lặng, êm đềm, ḥa vào đám đông. Thậm chí c̣n có người luôn muốn bị nḥe, bị ch́m đi trong đám đông, nghĩa là muốn thuộc về lớp người có nhiều trong xă hội. Và thực vậy, ông giời không cho cái đa số đó bất cứ một cái ǵ mà người đời gọi là “tài” để được phô lộ ra trước bàn dân thiên hạ. Có lúc cũng lẩn thẩn tự hỏi, vậy th́ ḿnh cũng phải cố là cái ǵ trong số đông nhiều người đó? Hoặc đôi khi cũng “kiên cường” cố gắng vươn lên thoát ra khỏi đám đông chỉ quen thừa hành đó, bởi v́ đôi chỗ gặp phải cái “nhiễu sự” mà người đời gọi là “bức xúc”. Nghĩa là cảm thấy cũng trạnh ḷng trước một sự bất công. Rồi tự hỏi ḿnh, nếu thế ḿnh liệu c̣n có thuộc cái số đông không làm nên tṛ trống ǵ đó không?

Lại một điều nữa, có lẽ cái điều này cũng vốn sẵn có ở cái lớp người có nhiều trong xă hội. Cái điều thường có khởi điểm từ khi mà tuổi đời đă qua bên dốc, khi mà con người luôn chỉ biết những điều hay về ḿnh, c̣n điều dở thường là ít và đôi khi họ không hề nghĩ tới. Nếu tập hợp những điều hay của họ, th́ sẽ thấy họ là tập hợp của những điều tốt vốn có ở trên đời, luôn cho rằng ḿnh hiểu đời, hiểu hơn cái người đang đối thoại với ḿnh và ít khi hoặc là không bao giờ cho rằng ḿnh lại sai. Điều đó càng dễ xảy ra với những người đă từng có một vị trí, một loại vai vế tầm tầm nào đó trong xă hội. Đó là “cái lư” luôn cho ḿnh đúng, ḿnh biết và ḿnh hiểu. Cái lư của thói quen ra lệnh và quen thấy người phục tùng. Lớp này cũng đông đấy. Mà nếu thoát ra khỏi được cái lớp đó, họ tất sẽ trở thành người có khả năng khác người, sẽ thuộc về số ít.

Bản tính con người vốn có những điều hay, điều dở như thế!

Với những người có ít nhiều suy nghĩ và cảm nhận cái đẹp của cuộc sống theo cái nghĩa nguyên thủy của cái đẹp-cái đẹp là sự tinh khôi-khi cuộc đời đă ở bên kia dốc, người ta hay níu kéo. Níu kéo để vớt vát lấy một điều ǵ đó của cuộc đời. Đó là cái lẽ thường t́nh. Càng sống càng cảm thấy cuộc đời quá ngắn ngủi và quư giá nhưng con người ḿnh mới chỉ làm được rất ít, rất nhỏ nhoi cho cuộc sống. Rồi sẽ một lúc nào đó, con người ta ân hận. Ân hận v́ nhiều lẽ và có thể cái lẽ đầu tiên mà ta nghĩ đến là ta đă sống một cuộc sống không thật với ḿnh.

Con người ta vẫn luôn có sự dằn vặt như vậy. Đó là sự dằn vặt đáng quư, đáng trân trọng. Dẫu rằng khi biết cuộc đời chẳng c̣n là mấy, th́ đă là quá muộn. Muộn nhưng vẫn quư v́ biết đâu đấy, nỗi niềm dằn vặt đó sẽ nhen nhóm thức tỉnh được đôi người ở cái đám người đông đảo trong xă hội kia.

Con người v́ nhiều lẽ luôn phải sống một cuộc sống không thật với ḿnh lắm. B́nh thường ta không hay nghĩ đến. Cũng có thể nói ta lười nhác xen lẫn sợ hăi khi nghĩ đến nó. Đó là một số không đông trong cái gọi là đám đông có nhiều trong xă hội. Cũng có một số người ngượng ngùng, xấu hổ khi nghĩ đến nó. Nhưng thực ra, họ đang ngại đối diện với chính ḿnh, bởi vượt qua được ḿnh, đời đă nói rồi, là vượt được một cửa ải khó khăn nhất. Đó là những con người tự cho ḿnh thuộc loại có “trí thức” và c̣n biết tự trọng. Chỉ một số không lớn trong cái số “trí thức” bên trên đă kể, có được cái ư nghĩ đó. Ở một góc nào đó, với ḷng vị tha vốn có của con người, đời vẫn có thể thông cảm và tha thứ.

Bàn về cái sự không dám sống thật với ḿnh là cả một đề tài lớn và tôi nghĩ, trong bất kỳ một xă hội nào, vẫn luôn tồn tại một lớp người không dám sống thật với ḿnh. Tùy sự cởi mở của xă hội đó, lớp người sống không thật với ḿnh đó sẽ nhiều hoặc ít. Trong xă hội ta, tôi nghĩ, số người sống không thật thuộc loại nhiều. Cũng đồng nghĩa với sự ít cởi mở của xă hội. Đó là điều đáng buồn!

Từ cái sự buồn v́ không dám sống thật với ḿnh bởi nhiều lẽ, lâu dần, dẫn đến một hệ lụy khác đáng buồn hơn là thái độ vô cảm trong cuộc sống. Nghĩa là con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, chỉ bo bo bám lấy cái lợi cho cuộc sống của cá nhân ḿnh.

Tôi luôn tự hỏi, có phải cuộc sống hiện nay của chúng ta có quá nhiều sự hời hợt và có quá ít sự đồng cảm. Dẫu rằng qua mỗi đợt thiên tai tàn phá hay một cá nhân nào đó gặp phải bất hạnh trong cuộc đời, ta vẫn thấy có những phong trào, những lời kêu gọi hô hào, những tấm ḷng chân thật thể hiện cái t́nh đồng bào: “lá lành đùm lá rách”. Những điều đó vẫn đều đều hàng năm thường xuyên diễn ra và cái ngày “t́nh thương” cũng vẫn cứ đều đều lặp lại. Sự lặp lại gây cho người ta một cảm giác nhạt nhẽo. Sự vô cảm sẽ dần dần xâm lấn.

Có nhàm quá không khi t́nh thương không xuất phát từ sự rung động của con tim và khối óc dẫn đến suy nghĩ về một sự thôi thúc tự giác. Tôi muốn nói đến những ngày lễ kỷ niệm, những cuộc gặp gỡ thể hiện cái sự nổi nênh, bề mặt của phong trào luôn đầy răy trên truyền h́nh trực tiếp. Nó được phô diễn bằng sự ồn ào nhưng lại cảm thấy ngày càng ít cái sự sẻ chia. Rất nhiều cuộc biểu dương, vinh danh mang tính h́nh thức lẫn trong đó có cả sự háo danh.

Từ đó tôi lại liên hệ đến sự giả dối của con người thời nay. Hàng ngày chúng ta gặp quá nhiều sự giả dối: Báo đài đưa tin không thật, nặng về tô vẽ theo một chiều có chủ định trước, những lời hứa hẹn không được thực hiện, những công tŕnh mang dấu ấn đất nước như những dấu hỏi đập vào mắt nhân gian, những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người lao động bị tiêu xài vô lối, những cánh đồng bờ xôi ruộng mật biến thành những sân gôn phục vụ cho một số người… Tất cả những điều đó đều liên quan đến sự giả dối của một số người có quyền chức. Sự giả dối đă đến với trường học, nơi đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước mà ta chưa có biện pháp ngăn chặn. Vâng, tôi không muốn nghĩ đến một bức tranh u ám, cũng không hề muốn mang nghĩa cảnh tỉnh, tôi nói những điều đó ra chỉ là để chứng minh sự giả dối đang ở quanh chúng ta, bao bọc chúng ta bằng một sức mạnh vô h́nh.

Con người cứ như vậy tất dần trở thành lạnh lùng vô cảm trước những sự việc xảy ra trong đời sống. Sự quan tâm đến nhau trở thành hàng xa xỉ. Thói ích kỷ, thói quen xấu được h́nh thành và được tiếp nhận nhanh chóng đến kỳ lạ. Điều chưa xa ta từng học “sống v́ mọi người” được coi như một nguyên tắc sống bỗng dưng trở thành xa lạ. Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn mở cửa, cái xă hội mà con người đang mơ ước tiến tới sự hoàn thiện và nhân văn đó tiêu tan nhanh chóng. Sự thỏa măn cho cá nhân, cho gia đ́nh, cho một nhóm người được coi là “sự thay đổi tất yếu theo thời đại”. Thời đại “cái tôi” vị kỷ lên ngôi.

Nhưng ít người đặt lại vấn đề, v́ sao trong xă hội, trong cuộc sống lại có con số đông không sống thật đó. Cùng với những biến đổi của thời cuộc, tôi cho rằng đó là hậu quả được tích tụ của lối tư duy mang nặng tính bao cấp đă ăn sâu vào trong nếp nghĩ và đến nay vẫn chưa được cởi bỏ, chưa có điều kiện cho sự cởi bỏ. Từ cái lười suy nghĩ (bởi bị bao cấp) đến nỗi sợ hăi vô h́nh mà lại rất hữu h́nh, nếp sống an phận thủ thường, đèn nhà ai nhà nấy rạng lấn át, đó là tiền đề của sự vô cảm…và thêm nữa, sâu hơn, sự hiểu biết về các quyền làm người c̣n rất hạn chế, nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Đó chính là bao cấp trong tư duy, con người chỉ đi nói lại những điều mà có người đă nói.

Nói về sự “suy nghĩ”, có thể hiểu là cái điều mà đa phần nó vẫn c̣n nằm ở trong đầu mỗi con người. (Đương nhiên là cũng có nhiều suy nghĩ (tư duy) được thể hiện ra ngoài bằng những công việc cụ thể). Nó là một sự riêng rất thiêng liêng của mỗi cá nhân. Bởi sự suy nghĩ trong xă hội ta đến nay vẫn là một lối suy nghĩ mang nặng sự bao cấp cho nên ḷng yêu nước, một t́nh cảm rất thiêng liêng của mỗi con người trước các sự kiện đang diễn ra ngày hôm nay vẫn mang tính bao cấp là một điển h́nh. Tôi nghĩ về sự phản biện cần phải có để đẩy mạnh sự phát triển của xă hội và lại ngậm ngùi, ngay trong tư duy cũng bị bao cấp th́ t́m đâu ra, hi vọng sao có được sự phản biện để thúc đẩy xă hội tiến lên.

Là một công dân Việt, hơn nữa lại là Đảng viên-những người luôn phải đi tiên phong (con số là ba triệu), có bao giờ chúng ta tự đặt lại một câu hỏi: Phải làm ǵ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc. Tôi đă có một câu trả lời, đă có Đảng và Nhà Nước lo! Đó có phải là sự bao cấp trong tư duy? Nhưng tôi biết đó là câu trả lời chưa thật với những người có suy nghĩ. Vậy c̣n chờ ǵ nữa, chúng ta hăy sống thật với ḿnh đi!

Vinh Anh
13/6/2011
Nguyen Xuan Dien blog
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	15
Size:	30.4 KB
ID:	310727
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06452 seconds with 12 queries