GiadinhNet - "Tưởng xây nhà xong th́ ḿnh được sống cùng con cháu ở ngôi nhà mới. Nào ngờ được 4 - 5 tháng, chúng bắt đầu trở chứng..."
Một trong những cụ già nương nhờ chùa Bồ Đề sống qua ngày. Ảnh: P.T
20 cụ già đă t́m về dưới mái chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) nương nhờ cửa Phật để sống nốt những ngày c̣n lại. Điều đau ḷng là nhiều người trong số họ có con, cháu thuộc dạng khá giả, nhưng bản thân vẫn bơ vơ lúc cuối đời.
Đau ḷng cha
Sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ tŕ chùa Bồ Đề - cho biết, lúc nào trong chùa cũng có vài chục cụ già tá túc. Hầu hết các cụ sống không có gia đ́nh hoặc bị con cái ruồng bỏ.
Nhà chùa tạo điều kiện các cụ có chỗ ngủ, hai bữa cơm mỗi ngày nhưng không thể xóa đi nỗi tủi phận, cay đắng của họ.
Chùa Bồ Đề nằm ở bên kia sông Hồng, cách những con phố cổ Hà Nội một cây cầu cùng vài ngơ phố. Tới căn pḥng nhỏ nơi các cụ đang tá túc ở chùa, chúng tôi chạnh ḷng khi nghe các cụ kể về cuộc đời ḿnh. 15 cụ bà và 5 cụ ông mỗi người một cảnh đời nhưng có điểm chung là đều thiếu thốn t́nh thương yêu.
Nằm trên tấm phản trong gian pḥng nhỏ, cụ LVT, 91 tuổi ở Long Biên - Hà Nội kể: "Tôi có gần chục đứa con nhưng giờ coi như chẳng c̣n đứa nào. Về già cứ nghĩ được nương tựa con cháu, nào ngờ chúng hắt hủi tôi khi lấy hết tài sản, nhà cửa, buộc ḷng tôi phải tới cửa chùa nương náu".
Theo như lời các cụ ở đây, chính xác th́ cụ T có 7 người con. Cụ ở với con trai cả đă gần 70 tuổi cùng cháu, chắt. Cụ bảo, sai lầm cay đắng nhất trong cuộc đời cụ chính là bán đất rồi chia tiền cho các con. Cụ chia cho cả 7 con nhưng con gái ít, con trai nhiều, con nào đă có nhà th́ ít hơn con chưa có nhà. Con trưởng được nhiều nhất nên đă mua đất, làm nhà.
Kể đến đây, cụ lau nước mắt, nói: "Tưởng xây nhà xong th́ ḿnh được sống quây quần cùng con cháu ở ngôi nhà mới. Nào ngờ được 4 - 5 tháng, chúng bắt đầu trở chứng. Một hôm, cả nhà quây quần, cô con dâu đă làm thịt gà, nấu cơm canh tươm tất mời tôi ăn cùng.
Ăn xong, con trai mời tôi ra ghế ngồi, đưa cho cuốn sổ đỏ rồi bảo: "Ông xem trong sổ đỏ của nhà này có tên ông th́ ông ở lại, không có tên th́ mời ông đi chỗ khác". Nó tự mua đất, xây nhà bằng tiền của tôi cho th́ làm ǵ chúng cho tên tôi trong sổ đỏ...".
Khi cụ T t́m đến chùa, sư thầy từ chối tiếp nhận, v́ nhà chùa chỉ cứu giúp người già cô đơn không nơi nương tựa, đằng này, cụ có cả 7 đứa con, gia đ́nh sung túc cả. Nhưng cụ đă bật khóc khi xin với nhà chùa được tá túc v́ sinh 7 đứa con mà không có người dưỡng già.
Từ khi vào chùa hơn một năm nay cũng không đứa con nào đến thăm cụ. Mới đây, cụ nghe tin con trai cả đă bán nhà ở Ngọc Thụy, mua nhà ở tận Đông Anh. "Chắc để cho tôi bặt tin, không c̣n biết đường mà t́m về" - Cụ T buồn rầu nói.
Nỗi khổ của mẹ
Cụ bà Mai Thị Phương ở Phủ Lư (Hà Nam) năm nay 94 tuổi, sống trong chùa Bồ Đề được hơn một năm. Dáng cụ nhỏ bé, tấm lưng c̣ng như muốn ngă về phía trước làm toát lên sự khắc khổ, lận đận. Cụ lấy chồng khi mới 20 tuổi nhưng không có con. Chồng cụ có con riêng, khi ông mất sớm cụ đă nhận đứa con này về nuôi mong nương tựa về già.
Nhưng rồi bao năm trời chăm lo cho con, bao vất vả, khổ nhọc cùng t́nh yêu thương của cụ đă đổ xuống sông, xuống bể khi bị con đuổi ra khỏi nhà. "Giờ tôi c̣n có các cháu, nhưng không thể cậy nhờ nên vào đây nhờ cửa Phật cưu mang. Sống bên những người cùng cảnh ngộ, bên các cháu nhỏ, cũng được an ủi tuổi già" - Cụ Phương ứa nước mắt nói.
Cùng ở chung với cụ Phương, cụ Phạm Thị Phượng (ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) năm nay 81 tuổi, nh́n vẫn khỏe, đẹp lăo. Cụ có ba người con, hai trai, một gái đều đă có gia đ́nh, công việc ổn định. Khi nói về ḿnh, cụ cười, tâm sự: "Tôi có hai đứa con trai nhưng bị chúng đối xử bạc bẽo, đ̣i tiền không có nên đuổi tôi đi". Cụ Phượng đến chùa đă được chín tháng nhưng gia đ́nh không ai biết và cụ cũng không c̣n hy vọng ǵ ở những đứa con của ḿnh.
Cụ bà Hoàng Thị Khánh, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) năm nay 91 tuổi cũng tủi phận không kém. Chồng mất sớm, ba đứa con một tay cụ chăm sóc, nuôi nấng. Điều bất hạnh là hai đứa đến tuổi cập kê th́ đi biệt tăm, nghe đâu bị lừa bán sang Trung Quốc. Đứa c̣n lại lập gia đ́nh, theo chồng đi măi, không về thăm mẹ.
Từ đó, cụ cứ côi cút một ḿnh, đến lúc già không đi buôn bán được th́ đi ở cho người ta. Nhưng rồi cũng đến lúc cụ mệt mỏi, đau ốm, không làm được việc nữa, bị người ta đánh mắng, hắt hủi. Rồi cụ đi lang thang khắp nơi, các cán bộ địa phương thương t́nh cho xe đưa vào chùa Bồ Đề. Tính đến nay cụ ở đây được 3 năm.
Trước khi rời chùa Bồ Đề, chúng tôi vẫn c̣n ám ảnh câu nói của cụ T: "Tôi nhớ đến bữa cơm thịt gà cuối cùng tôi c̣n được chúng nó gọi bằng bố, bằng ông. Giờ tôi mới thấu hiểu câu "Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/Con nuôi cha mẹ, con kể tháng ngày".
Hà My - Thiện Tuân