(NLĐO) – Trận động đất 8,6 độ Richter ngoài khơi đảo Sumatra – Indonesia ngày 11-4 vừa qua được đánh giá là sự kiện 2.000 năm mới có một lần.
Theo ông Kerry Sieh, Giám đốc Viện Quan sát trái đất Singapore, trận động đất trên và dư chấn 8,3 độ Richter sau đó thuộc loại mạnh nhất từng được ghi nhận của loại động đất trượt ngang vỏ trái đất. “Đây là một động đất lớn bất thường và rất hiếm” – ông khẳng định.
Bệnh nhân trong một bệnh viện ở Banda Aceh di tản do động đất ngày 11-4. Ảnh: Reuters
Động đất theo phương ngang thường yếu hơn động đất phương thẳng đứng và ít có khả năng gây ra sóng thần. Nhưng trận động đất ngày 11-4 khác hẳn v́ nó xảy ra xa hơn về phía tây so với vùng bất ổn của hai mảng kiến tạo Ấn – Úc vốn hoạt động theo chiều bắc – nam.
Ông Sieh cho biết hai mảng kiến tạo này tương tác với nhau khoảng 1 cm/ năm. “Theo tính toán đă xảy ra xê dịch đến 20 m trong trận động đất vừa qua. Điều này đồng nghĩa với việc trận động đất này chỉ xảy ra 2.000 năm một lần” – ông Sieh nói.
Tuy có cường độ cực mạnh nhưng chỉ có 5 người thiệt mạng và vài đợt sóng nhỏ sau trận động đất ngày 11-4. Dù vậy, khu vực ŕa mảng kiến tạo gần Aceh - Indonesia đă bị gia tăng sức ép và về lâu về dài sẽ đe dọa gây ra một trận động đất dữ dội khác trong cùng khu vực xảy ra thảm họa động đất – sóng thần năm 2004.
Có nhiều trận động đất mạnh xảy ra quanh Sumatra những năm gần đây, mới nhất là trận 8,4 độ Richter năm 2007. Ấn tượng về trận động đất khủng khiếp 9,1 độ Richter tháng 12-2004 vẫn chưa phai nḥa trong tâm trí nhiều người. Lần đó, 230.000 người dân của 13 quốc gia quanh Ấn Độ Dương đă thiệt mạng, trong đó có đến 170.000 dân Aceh.
Sumatra, nằm ở ŕa tây quần đảo Indonesia, có một lịch sử đầy rẫy động đất mạnh và sóng thần. Trong nhiều thế kỷ qua, ngoài khơi Sumatra nhiều lần có siêu động đất cỡ 8-9 độ Richter, san bằng nhiều thành thị và giết chết hàng ngàn người.
Bằng Vy (Theo Reuters)