Để tồn tại, người Vĩnh Linh phải nai lưng trần xẻ ḷng đất t́m sự sống. Họ phải chia gia đ́nh, họ tộc ra nhiều hầm khác nhau để tránh họa diệt ṇi, đưa con trẻ đi xa quê để được học hành. Một cuộc trường chinh bi tráng của hơn 3 vạn học sinh K8 Vĩnh Linh bắt nguồn từ đó.
Hành tŕnh bi tráng
Đầu năm 1965, không quân Mỹ bắt đầu oanh tạc khu vực Vĩnh Linh dữ dội. Những làng quê yên ả dưới lũy tre làng bỗng chốc bị bom đạn cày xới tan hoang.
Để tồn tại, quân, người dân Vĩnh Linh đă đào hàng trăm địa đạo xuyên sâu vào ḷng đất, nhưng hàng vạn con em của vùng đất lửa này không thể theo gót cha anh xuống ẩn nấp trong hầm sâu khi mà không khí, không gian không c̣n khá chật chội, cái chết ŕnh rập khắp nơi như chỉ chực chờ lỗ thông hơi bị vùi lấp là cả ngàn con người măi nằm im dưới ḷng đất mẹ, đó là chưa kể đến chuyện yên ổn học hành để đánh giặc, xây dựng quê hương mai này...
Trước t́nh h́nh đó, Trung ương Đảng đă quyết định đưa hơn 3 vạn thiếu nhi Vĩnh Linh 5-15 tuổi ra các tỉnh miền Bắc để ǵn giữ sự sống cho các em, để ǵn giữ lực lượng và ṇi giống chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ và ác liệt không thể lường trước tổn thất.
Lúc bấy giờ, Trung ương đă lập ra một ban chuyên trách về chiến dịch gọi là Ban K8 do Bộ trưởng Phủ thủ tướng Trần Hữu Dực làm trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Tất Đắc đặc trách chiến dịch.
Trên hành tŕnh của cuộc di dân này, tại các tỉnh từ Quảng B́nh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Hà, Ninh B́nh, Nam Định, Thái B́nh... đều có ban chuyên trách riêng để tiếp nhận, giúp đỡ các em.
Từ tháng 8/1966 đến cuối năm 1967, hơn 3 vạn học sinh Vĩnh Linh và các vùng Gio Linh, Cam Lộ đang sơ tán tại Vĩnh Linh được đưa ra các tỉnh miền Bắc, về sống nhờ trong các hộ gia đ́nh, các trường học, được học hành cho đến năm 1973, khi Quảng Trị hoàn toàn giải phóng mới về lại quê hương.
Để bảo toàn được tính mạng các em, hơn hết đó là mệnh lệnh bảo tồn ṇi giống xuất phát từ trái tim, có những người anh hùng đă quên ḿnh ngă xuống bảo vệ mạng sống cho đoàn xe.
Nhớ lại những giây phút sinh tử đó, anh Nguyễn Cường, nguyên là một giáo viên đă nghỉ hưu, quê Vĩnh Linh xúc động: “Một đêm đầu đông mưa rét năm 1967, chuyến xe chở chúng tôi gồm 50 bạn cùng một đoàn xe gần 20 chiếc khi vừa qua khỏi đất Vĩnh Linh đến địa bàn Lệ Thủy (Quảng B́nh) th́ bị máy bay địch phát hiện, oanh tạc. Ngay lập tức có một đồng chí trên xe tên Thành hét lên ra lệnh: “Tất cả quay xe về trú tại vùng đồi Vĩnh Chấp - Sen Thủy, tôi sẽ nghi binh chúng”.
Đoàn xe hối hả chở chúng tôi nhanh chóng quay đầu, c̣n anh Thành nhảy lên xe chỉ huy bật đèn pha nhằm hướng bắc Quảng B́nh lao tới. Máy bay địch bám theo thả bom ồ ạt. Khi dừng lại th́ chiếc xe của anh đă bị đạn xé gần như nát tươm, anh bị thương rất nặng. Nhờ đó, chúng tôi được bảo vệ an toàn. Và có lẽ cũng từ giờ phút chứng kiến sự dũng cảm của người chiến sĩ ấy, chúng tôi luôn tâm niệm phải làm một điều ǵ đó cho quê nhà”.
Đi để được trở về
“Trên thực tế, việc đưa các em đi trên hành tŕnh đầy gian khổ ấy hẳn không thể tránh khỏi thương vong. Kết thúc chiến dịch có 70 con em Vĩnh Linh ngă xuống, trong đó có 59 thiếu nhi. Đó là sự mất mát không hề nhỏ, nhưng vẫn phải đi v́ nếu ở lại Vĩnh Linh con số hi sinh v́ bom đạn sẽ nhiều hơn nữa. Chỉ có đi mới có ngày trở về”, ông Trần Đức Hạnh, 86 tuổi, nguyên Trưởng Ban K8 đặc khu Vĩnh Linh bộc bạch.
|
Giọt nước mắt hạnh phúc gặp lại người thân sau ngày im tiếng súng. |
Không thể kể hết nỗi gian truân, vất vả của cuộc hành tŕnh dài hàng trăm cây số kéo dài từ tháng này qua tháng khác mà những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi phải trải qua, lúc đi bộ hàng chục km, lúc lại chen trên phà, trên thuyền, nhồi nhét trên những chuyến ô tô dằn xóc, đội mưa rét để ra tận Thái B́nh, Hà Nội. Mỗi giây phút trên chuyến hành tŕnh bi tráng ấy các em luôn phải đối mặt với cái chết từ bom đạn giặc ŕnh rập.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà ấm áp ở thành phố Đông Hà một ngày mưa tầm tă, anh Trần Văn Khỏe rưng rưng nhớ lại: “Chuyến xe hôm ấy cả thảy có 40 bạn, khi vừa chạy đến làng Mỹ Trung của tỉnh Quảng B́nh th́ bất ngờ bị địch phát hiện thả bom. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy ḿnh nằm trên giường bệnh xá, mặt mày được các bác sĩ băng bó trắng xóa. Sau này nghe các bác kể lại mới biết, chuyến đi ấy chỉ c̣n ḿnh tôi sống sót”.
Năm ấy cậu bé Trần Văn Khỏe vừa tṛn 8 tuổi. Anh chưa hiểu ǵ về khái niệm “sơ tán”. Chỉ biết rằng, ngày đi mẹ giấu giọt nước mắt sau làn nón tả tơi, bảo “con cố gắng nghe lời các bác đi ra Bắc học hành cho tử tế để về phục vụ quê hương”. Rồi anh được mẹ khoác lên vai dải ruột tượng bằng vải xanh thẫm đựng gạo đă rang sẵn, một cái ống tre nút lá chuối đựng nước”.
“Đận ấy, ở nhà bố mẹ nghĩ tôi đă mất cùng chuyến xe chở các bạn nên lập ban thờ cho tôi. Thật may, vài năm sau khi tôi không c̣n nhớ cụ thể quê ḿnh ở đâu th́ t́nh cờ gặp anh trai cũng đi trong chiến dịch đang đi nhận sách giáo khoa ngang qua nơi tôi ở, anh nhận ra và gọi tôi thật to. Giây phút ấy tôi nhảy lên v́ sung sướng”, anh Khỏe cho biết thêm.
Cô giáo Trần Thị Vui, quê ở Gio Linh, một học sinh K8 bồi hồi kể lại: Năm đó cô mới 10 tuổi, quê ở huyện Gio Linh (nam sông Bến Hải). Trên chuyến xe chạy dưới làn bom đạn năm ấy có thầy giáo Tuyên lo cho học sinh như một người cha. Ngày lên đường cô được thầy giáo bồng ẵm, dỗ dành mỗi khi nhớ mẹ nằm khóc.
Nhưng rồi thay cho tiếng khóc là nỗi khiếp sợ khi cô chứng kiến một chiếc xe đi trước bị bom hất tung lên trời, từng người bạn của cô trên chuyến xe định mệnh đó vương văi khắp nơi.
Năm 1973, ḥa b́nh lập lại, cô được trở lại quê nhà Gio Linh và làm nghề dạy học. “Thế hệ chúng tôi v́ sự sống, v́ con chữ đă phải nhọc nhằn, bây giờ c̣n sống ngày nào tôi nguyện đem hết sức ḿnh chỉ bảo cho các em nên người”, cô Vui bộc bạch.
Từng đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, thấm thía giá trị cuộc sống. Hầu hết thế hệ K8 năm xưa giờ đang là những đảng viên, cán bộ chủ chốt, giáo viên giỏi của các trường học trên khắp mọi miền đất nước.
Cô Trần Thị Nhượng, hiện là giáo viên ở Huế tâm sự: “Lớp chúng tôi giờ đây đă trở thành những ông, những bà tóc ngả màu tiêu muối nhưng câu chuyện về cuộc trường chinh vĩ đại những năm 60 vẫn được truyền lại cho lớp cháu con. Và trong số những “đứa trẻ K8” may mắn được trở về ấy, c̣n có những cô cậu lúc đi tuổi c̣n quá nhỏ, được cha mẹ nuôi “thay tên đổi họ”, rồi lửa đạn chiến tranh cũng cướp mất người thân ở quê nhà nên măi đến gần 40 năm sau ngày ḥa b́nh mới t́m lại được người thân, nơi chôn nhau cắt rốn, cảm động lắm".
Thanh Ba