TT - Ngày 7-9, tại buổi tập huấn và phổ biến quy định pháp lư về thương nhân nước ngoài hoạt động tại VN, Bộ Công thương thừa nhận hiện tượng thương nhân nước ngoài vào VN hoạt động, thu gom hàng hóa xuất hiện trên diện rộng, ngày càng phức tạp.
|
Thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản tại ĐBSCL - Ảnh: Vân Trường |
Bộ Công thương cho biết đang soạn thảo thông tư để đảm bảo quản lư nhà nước, tránh rủi ro cho dân. Việc kiểm tra, xử lư cũng sẽ được đẩy mạnh...
Xù nợ, làm rối thị trường
Theo ông Vơ Văn Quyền - vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), từ tháng 5-2011, bộ này đă ghi nhận hiện tượng thương nhân nước ngoài vào VN thu mua nông sản diễn ra trên diện rộng, phức tạp. Ngoài mặt tích cực là tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp..., nhiều trường hợp cơ quan chức năng chưa kịp phát hiện, ngăn chặn nên đă dẫn đến nhiều tai hại: nông sản bị đẩy giá cao bất thường ảnh hưởng mặt bằng giá tiêu dùng trong nước, gây thiếu nguồn cung cho một số nhà máy chế biến nông sản khiến nhà máy phải hoạt động cầm chừng, lao động thiếu việc làm.
Việc thu mua ồ ạt, không phân biệt chất lượng cũng ảnh hưởng đến uy tín hàng VN. Ngoài ra, việc thu mua trên c̣n gây ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thất thu thuế, thậm chí phá vỡ quy hoạch vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến. Đặc biệt, ông Quyền cũng cảnh báo từ mất ổn định về kinh tế - thương mại, có thể c̣n dẫn đến mất ổn định về an ninh, chính trị và an toàn xă hội tại các địa phương có thương nhân nước ngoài thu mua trái phép.
Ông Phạm Đ́nh Thưởng, vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Công thương), cũng cảnh báo t́nh trạng thu mua nông, thủy sản và xù nợ của các thương nhân nước ngoài (chủ yếu đến từ Trung Quốc) không phải mới diễn ra mà xuất hiện từ năm 1990 đến nay. Đă có rất nhiều doanh nghiệp VN bị xù nợ, kể cả với tập đoàn lớn cũng bị... xù. Theo ông Thưởng, các thương nhân nước ngoài đến VN dưới h́nh thức du lịch, lần đầu họ mua giá rất cao, khi tạo được niềm tin, những chuyến tiếp theo gom số lượng lớn rồi trốn luôn, xù nợ. Do số thương nhân này không thực hiện thủ tục đăng kư kinh doanh nên các cơ quan nhà nước không cách ǵ kiểm soát được, kiện tụng cũng rất khó.
Xử lư nghiêm hoạt động kinh doanh trái phép
Trước những rủi ro và hậu quả của hiện tượng này, ông Vơ Văn Quyền cho biết Bộ Công thương đang nỗ lực tăng cường quản lư. Cụ thể, bộ đang soạn thảo quy định tăng quản lư với thương nhân nước ngoài vào VN thu gom hàng. Tuy nhiên theo ông Quyền, việc thu gom của các thương nhân này cũng giúp tiêu thụ nông sản nên việc quản lư sẽ tập trung siết các hoạt động thu mua trái phép. Trong đó, các đối tượng vào VN theo đường du lịch nhưng tạo mạng lưới thu mua, thu mua không có hợp đồng... sẽ được kiểm soát chặt nhằm ngăn chặn khả năng thiệt hại cho thương nhân trong nước.
Bộ Công thương cho biết đang soạn thảo quy định sẽ chỉ cho thương nhân nước ngoài mua, gom hàng từ thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó trong nước. Ngoài ra, có thể cũng cân nhắc khả năng thương nhân nước ngoài không được mở hoặc mở hơn một cơ sở mua gom hàng hóa để xuất khẩu hoặc việc mở cơ sở thu gom sẽ phải đăng kư... Bộ Công thương cũng đang xúc tiến việc kư kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc; cùng với việc phát triển các thị trường khác để tránh phụ thuộc vào một thị trường, một thương nhân, dễ bị gây lũng đoạn giá, thao túng, tạo sức ép.
Cũng theo ông Quyền, sẽ có hai cách ứng xử khác nhau: việc thu mua theo quy định, đăng kư theo đúng pháp luật sẽ được cho phép, c̣n hoạt động trái quy định th́ sẽ tăng cường phối hợp giữa trung ương - địa phương, các bộ ngành như Công thương - Công an, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hải quan... để xử lư. Bộ Công thương cho biết sẽ đề nghị Bộ Công an phối hợp chỉ đạo các sở công an tăng cường quản lư thương nhân nước ngoài, kiên quyết xử lư các hành vi kinh doanh trái phép của các thương nhân nước ngoài, trong một số trường hợp có thể trục xuất, kể cả cấm nhập cảnh những lần sau...
“Thực tế khi cơ quan nhà nước tăng quản lư th́ hoạt động thu mua chùng xuống, bà con nông dân thiệt tḥi. Buông lỏng th́ lại gây ra hậu quả kinh tế khác, kể cả xù nợ, không thực hiện hợp đồng” - ông Thưởng nói. Do đó theo ông Thưởng, Bộ Công thương sẽ cân nhắc mức độ quản lư phù hợp để thương nhân nước ngoài vẫn có động lực thu mua hàng ở VN nhưng vẫn đảm bảo quản lư, tránh rủi ro. “Quan trọng là khi các thương nhân vào VN th́ cơ quan chức năng phải nắm được, quản lư được, ngăn chặn hoạt động phi pháp, phá vỡ thị trường” - ông Thưởng nói.
Cảnh giác khi bán cá cơm cho thương lái Trung Quốc
Chủ tịch UBND tỉnh B́nh Thuận Lê Tiến Phương vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương tăng cường biện pháp tuyên truyền đến các chủ vựa, cơ sở sản xuất cá cơm ư thức cảnh giác trong việc bán sản phẩm cho thương lái Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch. Theo đó, UBND tỉnh B́nh Thuận yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện và xử lư nghiêm khắc việc sử dụng hóa chất trong chế biến cá cơm, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát về hóa đơn mua bán, chứng từ xuất kho khi vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh.
Được biết, hiện nay một lượng lớn cá cơm hấp khô của tỉnh Bình Thuận được các thương lái Trung Quốc tìm đến mua tại chỗ. Việc thu mua chủ yếu diễn ra theo phương thức thỏa thuận bằng miệng, nhận hàng trước trả tiền sau. Điều này làm việc mua bán mang tính rủi ro rất cao. Một khi thương lái quỵt nợ, người dân không biết làm sao để đòi được nợ do sự thỏa thuận không có tính pháp lý.
KHẢI NGUYÊN
|
CẦM VĂN K̀NH
Tuoitre