Từ ngày 13/03 đến 15/03/2012, tranh chấp tại Biển Đông sẽ được giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ nhân cuộc hội thảo tại Mỹ do Hội châu Á Asia Society - trụ sở tại New York - phối hợp với Trường Chính sách công Lư Quang Diệu tại Singapore đồng tổ chức. Đặt dưới lăng kính "Biển Đông là nhân tố trung tâm cho ḥa b́nh và an ninh khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương", các chuyên gia tham gia hội thảo sẽ phân tích xem phải chăng tranh chấp trong vùng này đang là một quả bom nổ chậm, đ̣i hỏi nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
Bản đồ Biển Đông (DR)
Trong bản thông cáo đăng trên website của hội Asia Society, một trung tâm nghiên cứu và tham vấn hàng đầu tại Mỹ về châu Á, Hội thảo lần này sẽ tập hợp hàng chục chuyên gia nghiên cứu, giáo sư đầu ngành thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các think-tank đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Úc.
Theo nhận định của Asia Society : « Tranh chấp lănh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đă tồn tại kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đà vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc cùng với thái độ ngày càng quyết đoán của họ trên Biển Đông, và quyết định xoay trục của Mỹ qua khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, đă gây nên t́nh trạng căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ».
Đối với hội Asia Society, « căng thẳng leo thang có chiều hướng tác động tiêu cực đáng kể đến ḥa b́nh và ổn định trong khu vực... đặt ra nhu cầu cải thiện tiến tŕnh đối thoại liên ngành và xuyên biên giới về vấn đề này, sao cho các va chạm nhỏ hiện nay không bùng lên thành xung đột lớn hơn mang tính chất khu vực, hay thậm chí toàn cầu. »
Chương tŕnh hội thảo phản ánh mối quan ngại nêu trên. Sau buổi khai mạc tối 13/03 với chủ đề « Quả bom nổ chậm đă được khởi động ? Đi t́m một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông », trong hai ngày sau đó, hội thảo sẽ tham gia thảo luận trong 5 tiểu ban khác nhau :
1/ Nguồn gốc của tranh chấp ;
2/ Quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông ;
3/ Vai tṛ của luật pháp và quản trị quốc tế ;
4/ Quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với ḥa b́nh và an ninh khu vực ;
5/ T́m một hướng tiến tới hợp tác : Các bài học và đề xuất.
Nguồn: Trọng Nghĩa/ RFI