Những động vật nguy hiểm chứa lượng chất độc đủ để giết chết 10-20 người trưởng thành hay 2 con voi đực châu Phi...
Mặc dù có vẻ ngoài b́nh thường nhưng những loài động vật nguy hiểm này lại là “sát thủ hàng loạt”, sẵn sàng cướp đi sinh mạng của bất kỳ sinh vật sống nào đến gần chúng.
1. Ong bắp cày khổng lồ Nhật Bản (Japanese Giant Hornet)
Những con ong bắp cày khổng lồ này có chiều dài cơ thể lên tới 75mm và vết cắn của chúng đau hơn bất kỳ loài côn trùng đốt, chích nào khác.
Ng̣i của loài ong bắp cày này dài đến 6,25mm, chứa 8 loại chất hóa học gây ra đau đớn, tấn công hệ thần kinh và làm tổn thương các mô của nạn nhân. Hơn thế, chất độc của loài ong này tiết ra c̣n có mùi đặc trưng, thu hút, kêu gọi nhiều con ong bắp cày khác.
Một khi đă đốt ai đó, chúng sẽ cố gắng kêu gọi bầy đàn giết chết nạn nhân. Nọc độc của chúng thực chất là Acetylcholine liều cao, gây ra sự đau đớn tột độ. Ngoài ra trong đó c̣n chứa một loại enzyme có thể ḥa tan các mô tế bào của con người.
Hàng năm, ở Nhật có tới 70 người chết do những vết đốt của loài ong bắp cày khổng lồ sát thủ này. Khác với những loài ong thông thường, một con ong bắp cày có thể đốt nhiều lần liên tiếp. Nó trở thành loài vật nguy hiểm, nỗi sợ hăi với người dân Nhật Bản,
2. Ruồi ngủ xê xê (Glossina fly)
Chúng được t́m thấy chủ yếu ở châu Phi và có thể nhận biết bởi chiếc ṿi hút máu dài đặc trưng, hướng thẳng về phía trước.
Các bệnh chủ yếu lây lan qua ruồi xê xê ở châu Phi là bệnh Trypanosomiasis hay bệnh ngủ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của con người mà c̣n gây ra cái chết của triệu gia súc.
Những con ruồi xê xê này truyền bệnh qua chiếc ṿi. Chúng có tuổi thọ từ 1 - 3 tháng, hút máu nạn nhân hàng ngày. Khi đó, chúng sẽ truyền sang cơ thể họ kí sinh trùng gây bệnh. Các triệu chứng bắt đầu với việc bị sốt, đau đầu, đau khớp.
Khi các kí sinh trùng này đồng thời xâm nhập vào cả máu và hệ bạch huyết, các hạch bạch huyết thường bị sưng lên rất to, sau có thể dẫn đến bệnh như thiếu máu, rối loạn nội tiết, bệnh về tim, thận. Căn bệnh do loài vật này gây ra là nguyên nhân của 250 - 300 ca tử vong ở người mỗi năm.
3. Ếch phi tiêu vàng (Gold Poison Dart Frog)
Loài ếch phi tiêu này có nguồn gốc từ những khu rừng rậm nhiệt đới Nam Mỹ. Ếch phi tiêu da vàng không chỉ là loài ếch độc nhất trong họ Dendrobatidae mà c̣n được "vinh danh" là một trong những động vật độc nhất trên thế giới.
Trong cơ thể nhỏ bé và sặc sỡ của chúng chứa một lượng chất độc đủ để giết chết 10-20 người trưởng thành hoặc 2 con voi đực châu Phi khỏe mạnh.
Chất độc của chúng được tiết ra trên lớp da luôn ẩm ướt, thuộc loại chất độc thần kinh có tác động nhanh và mănh liệt. Chất độc có thể thấm qua vết thương, lỗ chân lông, làm cho nạn nhân đau đớn, sốt, co giật và tê liệt, đôi khi gây ra các cơn đau tim.
Nguy hiểm hơn, loại chất độc này có khả năng tồn tại trong môi trường tự nhiên trong khoảng thời gian khá lâu sau khi đă cách ly với cơ thể con ếch.
4. Ốc nón (Cone Snail)
Loài ốc nón này có tên khoa học là Conus geographus, dài khoảng 10 - 15cm, thường được t́m thấy ở các rạn san hô Thái B́nh Dương.
Nhóm chất độc phức tạp của loài ốc này được gọi chung là conotoxins - loại độc tố mạnh nhất thế giới. Khi tiếp cận con mồi, ốc nón sẽ phóng ra một lưỡi móc, chích và làm tê liệt chúng.
Chất độc có thể làm toàn thân người dính phải run lẩy bẩy, chân tay tê liệt, mắt mờ đi và ngừng thở chỉ sau vài giờ đồng hồ. Tuy vậy, chất độc này được ốc nón sử dụng để tự vệ và bắt mồi chứ không chủ động tấn công con người.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng nọc độc của ốc nón để chế tạo thuốc giảm đau hay loại dược phẩm khác.
5. Sứa hộp (Box Jellyfish)
Loài sứa này thường sống tại những vùng biển sâu ở Thái B́nh Dương, khu vực châu Á và Australia. Với kích thước khá nhỏ, cơ thể trong như gương nên nhiều người nghĩ rằng, chúng vô hại.
Tuy nhiên, đây là một trong những loài sứa nguy hiểm nhất. Các xúc tu của chúng có chứa chất độc cực mạnh có thể giết chết mục tiêu ngay tại chỗ.
Khi xúc tu chạm vào nạn nhân, chúng lập tức trở nên cứng nhọn như mũi tiêm đâm xuyên vào da. Chất độc lập tức tấn công vào các tế bào da một cách nhanh chóng, gây ra vết thương và sự đau đớn khủng khiếp.
6. Nhện độc Brazil
Loài nhện độc Brazil hay c̣n gọi là Phoneutria sống chủ yếu ở khu rừng Nam Mỹ. Chúng có thể sống ở bất cứ nơi nào, trong mọi loại điều kiện khí hậu, thời tiết và sẵn sàng tấn công bất kỳ loài nào đe dọa đến lănh thổ của chúng.
Vết cắn của loài nhện vằn có chứa nọc độc có thể tiêu diệt những con mồi nhỏ. Đối với con người, th́ vết cắn này gây ra cảm giác đau buốt và cảm giác như bị rút kiệt toàn bộ sinh lực trong cơ thể.
Chất độc nhắm đến hệ thống canxi trong các khớp thần kinh có tác dụng kiểm soát cơ bắp, đặc biệt là hệ hô hấp. Nó ngăn cản cơ hoành liên kết với nhau, dẫn đến việc nạn nhân ngạt thở đến chết.
theo Mask