Với việc phun chất kích thích giúp ngọn rau su su kéo dài nhanh đã khiến cho loại đặc sản này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu chất lượng không còn được đảm bảo thì khó lòng giữ được thương hiệu và giá cả. Sau khi thu mua rau của người dân vào buổi sáng sớm tại chợ tập kết rau thuộc thị trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo), các thương lái bắt đầu gom về nhà bó xếp, phân loại để tối đến kịp chuyển lên xe ô tô vận chuyển đi khắp các khu chợ đầu mối, nhà hàng … nhất là các chợ trên địa bàn Hà Nội với hàng tấn rau mỗi ngày.
Mỗi một vụ có thể cung cấp ra thị trường hàng vạn tấn rau su su, trong đó chủ yếu xuất đi các chợ đầu mối tại Hà Nội, các vùng lân cận hay vào tận các tỉnh miền trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng…
Tại chợ đầu mối Hà Nội, rau su su được bán phổ biến với mức giá 8.000 – 12.000 đồng/kg, dịp đắt giá lên tới 15.000 đồng/kg. Còn các chợ dân sinh, chợ cóc giá thường cao gần gấp đôi, dao động ở khoảng 15.000 – 25.000 đồng/kg đó là chưa tính vào những dịp khan hàng do rét đậm hoặc nắng nóng, giá có thể tăng mạnh.
Chị Nguyễn Thị Hạnh tiểu thương tại chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho biết, với mức giá như hiện nay, loại rau đặc sản này có giá thành cao hơn nhiều so với các loại rau khác. Tuy vậy, loại rau su su của Tam Đảo lại khá hút khách, người dùng ưa chuộng, nhất là tại các nhà hàng, quán ăn.
Tuy nhiên, thương hiệu rau đặc sản này có thể bị ảnh hưởng nếu việc sản xuất sạch không được đảm bảo, nhất là thói quen sử dụng chất kích thích tại một số hộ dân không được loại bỏ.
Trao đổi với PV, TS Nguyễn Thị Nhung, Tưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, việc sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trên rau để thúc đẩy sinh trưởng, tăng năng suất làm, ngọn rau mượt đẹp của người dân đã được nghe. Tuy nhiên, nếu thu hoạch trước thời gian quy định rau sẽ tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng do chưa phân hủy hết.
Theo bà Nhung, hiện nay để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích có hoạt chất trong nhóm lân hữu cơ như: profenofos, chlorpyrifos methyt, chlorpyrifos ethyl.... Những hoạt chất này thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên rau, bởi thời gian cách ly 10-15 ngày mới được thu hoạch.
Tuy nhiên, nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học.
Bà Nhung nói: Tùy theo mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị
ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng, đủ lượng sẽ gây ra các loại ung thư nếu dư lượng ở mức thấp. Đó là chưa kể tới những loại thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng, có nguồn gốc từ Trung Quốc... vẫn được người dân mua về sử dụng để phun lên rau vì giá rẻ, lại có tác dụng song song trong việc kích thích rau phát triển cũng như trừ được sâu bệnh. Những loại thuốc này vô cùng nguy hiểm, gây độc mạnh hơn và nhanh hơn vì nó thường chứa hoạt chất methamdophos như thuốc monitor 50EC nhưng lại có tác dụng mạnh nên được người dân ưa chuộng.
Theo cán bộ Phòng NNPTNT huyện Tam Đảo, toàn huyện có 245 ha diện tích trồng rau su su nhưng chỉ có 50ha diện tích rau trên thị trấn Tam Đảo là an toàn vì họ sản xuất, chăm bón theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn.
Ông Lưu Bàng Hội- Chủ tịch Hội Nông dân
Tam Đảo cũng cho biết, hiện thương hiệu rau su su Tam Đảo có hơn 140 hộ được đăng kí tham gia sản xuất với diện tích khoảng 50ha trên núi thuộc địa bàn thị trấn Tam Đảo Được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Thương hiêu Su Su Tam đảo. Tại đây, người dân sản xuất theo qui trình rau an toàn từ khâu chọn giống, làm đất, chăm bón... Tuyệt đối không sử dụng bất cứ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào phun lên rau, chỉ sử dụng phân bón vi sinh, sinh học. Đây là khu vực đ
Cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất bán, thực hiện gắn mã vạch trên rau su su. Ngoài ra, các hộ nông dân cũng thực hiện kiểm tra lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Nếu phát hiện hộ nào vi phạm qui trình sản xuất rau an toàn, vi phạm mã số, mã vạch sẽ xử lí, loại khỏi danh sách các hộ trong thương hiệu su su Tam Đảo. Giá loại rau su su này cao hơn nhiều so với rau trồng ở các xã lân cận, dao động trong khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Người dùng có thể phân biệt bằng mặt thường, rau su su trồng trên thị trấn Tam Đảo thường có ngọn nhỏ hơn so với rau được trồng dưới núi.
Tuy nhiên, theo nhiều hộ trồng rau, nó là thế nhưng do rất nhiều rau được trồng không đảm bảo quy trình sạch vẫn bán tràn làn trong khi người trồng
rau sạch ít và chưa được quảng bá tốt nên vẫn khó cạnh tranh. Người mua vẫn khó phân biệt đâu là rau sạch và rau không sạch nên thực tế, rau bẩn rau sạch vẫn bị đánh đồng, thậm chí rau bẩn còn át cả rau sạch.
TM