Trước nay, trong các hồi kư của ḿnh, ông chỉ thừa nhận có hai người vợ, một là Lư phu nhân, tức là Lư Mộ Trinh và hai chính là Tống Khánh Linh. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ngoài hai người vợ này, ông c̣n có hai cuộc hôn nhân khác nữa.
Tôn Trung Sơn và Trần Túy Phần.
Hồng nhan tri kỷ - Trần Túy Phần
Tôn Trung Sơn, c̣n gọi là Tôn Văn hay Tôn Dật Tiên, sinh năm 1866 ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đ́nh nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu (Hawaii) do có người anh buôn bán ở đây, và v́ thế chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, theo học trường Đại học Y khoa Hong Kong và trở thành bác sĩ. Tuy nhiên sau đó, thấy t́nh cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
Từ 1905 đến năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miển Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân quốc.
Tới nay, Tôn Trung Sơn vẫn được coi là cha đẻ của cách mạng Trung Quốc, được người Trung Quốc gọi là “quốc phụ”. Do vậy, chuyện hôn nhân của Tôn Trung Sơn từng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trước nay, trong các hồi kư của ḿnh, ông chỉ thừa nhận có hai người vợ, một là Lư phu nhân, tức là Lư Mộ Trinh và hai chính là Tống Khánh Linh. Tuy nhiên, ít người biết rằng, ngoài hai người vợ này, ông c̣n có hai cuộc hôn nhân khác nữa.
Người đầu tiên chính là một đồng chí cách mạng, cũng là hồng nhan tri kỉ của Tôn Trung Sơn, bà Trần Túy Phần hay Thụy Phần, sinh năm 1873 ở Đồn Môn, Tân Giới, Hong Kong, tên khai sinh là Hương Lăng, do đứng thứ tư trong số anh chị em nên c̣n gọi là cô Bốn, nguyên quán ở Đồng An, Hạ Môn, Phúc Kiến (Trung Quốc).
Năm 1891, khi đang học tây y ở Hong Kong, qua sự giới thiệu của Trần Thiếu Bạch, Tôn Trung Sơn làm quen với Trần Túy Phần. Buổi đầu gặp mặt, hai người đă nói chuyện về việc lật đổ Măn Thanh và một số nhân vật như Hồng Tú Toàn, Thạch Đại Khai. Trần Túy Phần rất khâm phục Tôn Trung Sơn cũng như sự uyên bác của ông, cho rằng đây là lănh tụ kiệt xuất, nên bà quyết chi đi theo con đường cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Ít lâu sau, hai người thuê một căn nhà ở Hồng Lâu, gần Đồn Môn, cùng nhau vạch chương tŕnh, kế hoạch chống lại nhà Thanh. Khi đó, những đảng viên cách mạng tới gặp Tôn Trung Sơn đa phần đều bí mật chèo thuyền tới Hồng Lâu.
Vào thời kỳ đầu của cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn khởi xướng. Trần Túy Phần đă có những đóng góp không nhỏ. Trong chiến dịch Trần Nam Quan, cùng với Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng, Hồ Hán Dân, Trần Túy Phần cũng là một trong những người xông lên tuyến đầu. Không một lời than văn về những gian khổ gặp phải trong chiến đấu, đặc biệt đối với phụ nữ, Trần Túy Phần ngày đêm mang cơm nước phục vụ, động viên anh em binh sĩ chiến đấu.
Khi Tôn Trung Sơn buộc phải sang Nam Dương (Indonesia) sống lưu vong, Trần Túy Phần vẫn cùng ông bôn tẩu khắp nơi làm cách mạng với nhiệm vụ chủ yếu là in ấn các tài liệu tuyên truyền.
Năm 1895, Tôn Trung Sơn vạch kế hoạch khởi nghĩa Quảng Châu, nhưng do bại lộ nên lại phải sang Nhật Bản sống tha hương. Người luôn bên cạnh chăm sóc ông vẫn là Trần Túy Phần. Theo hồi ức của Ch́ Hưởng Cát, thư kư riêng của Tôn Trung Sơn, Trần Túy Phần tính t́nh kiên cường, rất có khí khái của một nữ hào kiệt. Trong thời gian ở Nhật Bản, bà thường xuyên giặt giũ quần áo, nấu cơm cho các đồng chí qua lại bàn bạc chuyện cách mạng với Tôn Trung Sơn.
Không những vậy, bà c̣n tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc bí mật vận chuyển vũ khí giữ Hong Kong và Yokohama (Nhật Bản) của các đảng viên cách mạng. Tôn Trung Sơn và các đồng chí khác rất khâm phục người nữ chiến sĩ cách mạng này. Chính do sự có mặt của Trần Túy Phần mà một số người như Hồ Hán Dân, Chu Chấp Tín đă phản đối cuộc hôn nhân giữa Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh.
Sau khi cách mạng thành công, Trần Túy Phần đă tự nguyện chia tay với Tôn Trung Sơn. Tuy hai người đă chia tay, nhưng mọi người trong gia đ́nh Tôn Trung Sơn vẫn coi trọng Trần Túy Phần, coi bà như một thành viên. Năm 1960, Trần Túy Phần qua đời, thọ 87 tuổi, sau đó hài cốt của bà được đưa về chôn cất trong khu vườn mộ nhà họ Tôn tại Nam Kinh.
Người vợ Nhật Bản – Kaoru Otsuki
Ngoài Trần Túy Phần, theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Tôn Trung Sơn c̣n có một cuộc hôn nhân khác với một người phụ nữ Nhật Bản tên là Kaoru Otsuki.
Các tài liệu này tiết lộ rằng, vào những năm đầu thế kỷ 20, Tôn Trung Sơn đă có thời gian sống tại nhà của cha Kaoru, một thương nhân có giao dịch làm ăn với người Trung Quốc. Ngay từ lần đầu tiên gặp, Tôn Trung Sơn đă đem ḷng yêu cô gái Nhật Bản này, khi đó đang là một nữ sinh cấp 3. Năm 1901, nhà lănh đạo Trung Quốc đề nghị với cha cô được cưới Kaoru. Nhưng ông bố đă vô cùng tức giận, một mực từ chối v́ lúc ấy, cô c̣n quá nhỏ, kém xa tuổi tác với Tôn Trung Sơn.
Người vợ Nhật của Tôn Trung Sơn.
Về sau, Tôn Dật Tiên đă trực tiếp cầu hôn Kaoru. Hai người tổ chức một hôn lễ đơn giản tại Yokohama. Không lâu sau, nhà lănh đạo phải một ḿnh sang Đông Nam Á và Mỹ. Đến năm 1905, ông mới trở lại Nhật Bản thăm vợ. Năm 1906, con gái của họ ra đời (tức Fumiko Miyagawa). Nhưng trước khi Fumiko chào đời, v́ có việc, Tôn Trung Sơn phải rời Nhật Bản.
Từ đó trở đi, ông không c̣n quay trở lại. Thời gian sau, “hồng nhan” bí ẩn của Tôn Trung Sơn - Kaoru Otsuki - đă tái giá hai lần, nhưng họ vẫn duy tŕ liên lạc qua thư. Năm 1970, bà qua đời, thọ 82 tuổi.
Về phần Fumiko Miyagawa, “giọt máu chung” giữa nhà lănh đạo Tôn Trung Sơn và người vợ Nhật Bản, được sinh vào tháng 5 năm Minh Trị thứ 39. Fumiko sinh ra không lâu th́ được một gia đ́nh nhận về nuôi. Tôn Trung Sơn từng nói với những bạn bè thân thiết ở Mỹ rằng, ông có một người con gái ở Nhật Bản, do một phụ nữ Nhật Bản sinh ra, nhưng không biết tên.
Người phụ nữ Nhật Bản sinh con cho Tôn Trung Sơn không ai khác chính là Kaoru và đứa con gái thất lạc mà Tôn Trung Sơn đang t́m kiếm chính là Fumilo. Tuy nhiên cho tới nay, gần như không có ai biết cũng không có bất cứ sử liệu nào nhắc tới người phụ nữ này.
Trithucthoidai