(TNO) Giữa lúc căng thẳng dâng cao tại những khu vực như biển Hoa Đông và biển Đông, Trung tâm nghiên cứu Quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc pḥng Mỹ đă công bố một báo cáo chuyên sâu về hệ thống các tín hiệu đe dọa chiến tranh của Trung Quốc trong lịch sử.
Nghiên cứu được công bố vào tháng 4 vạch ra kịch bản cho những tín hiệu liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
Được viết bởi hai tác giả Paul H.B. Godwin và Alice L. Miller, báo cáo có tên
China’s Forbearance Has Limits: Chinese Threat and Retaliation Signaling and Its Implications for a Sino-American Military Confrontation (tạm dịch:
Giới hạn nhẫn nại của Trung Quốc: Tín hiệu đe dọa và trả đũa của Trung Quốc cùng hàm ư trong cuộc đối đầu Trung - Mỹ) không chỉ nghiên cứu về các tín hiệu mà c̣n cả về tiến tŕnh ra quyết định và quản lư khủng hoảng của nước này.
Tín hiệu chiến tranh
Các tín hiệu cảnh báo chiến lược thường ngụ ư về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lănh đạo cấp cao, b́nh luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.
Trong những trường hợp nêu trên, những tín hiệu cảnh báo chiến lược có thể bao gồm các lời lẽ cường điệu liên quan đến lănh thổ và lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Ví dụ, khi đề cập đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă gọi quần đảo này là “lợi ích cốt lơi”, một dấu hiệu về việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực trong tranh chấp. Trước đây, Trung Quốc cũng nhiều lần úp mở về việc xem biển Đông, nơi mà nước đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lư, là “lợi ích cốt lơi”.
Tàu hải quân Trung Quốc - Ảnh: AFP |
Trong thời gian gần đây, mỗi khi căng thẳng tăng cao ở biển Hoa Đông cũng như biển Đông, người ta thường nghe thấy một số tướng lănh “diều hâu” ở Trung Quốc đăng đàn đưa ra những tuyên bố ngạo mạn, chẳng hạn như Trung Quốc “sẽ không đứng nh́n” các nước khác gặm nhấm lănh thổ Trung Quốc, hoặc nước này, nước kia “đừng đùa với lửa” và “sự kiên nhẫn của Trung Quốc có giới hạn”…
Trong nhiều ví dụ, Bắc Kinh áp dụng một hệ thống các tín hiệu đe dọa và trả đũa nhằm mục đích răn đe đối thủ tiến hành những hành động đi ngược lại với quyền lợi của Trung Quốc bằng cách đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự. Và nếu, việc đe dọa thất bại, những phát biểu có mức độ đe dọa ngày càng gia tăng được dùng để giải thích và biện hộ việc sử dụng vũ lực của Bắc Kinh.
Hệ thống răn đe này được áp dụng trong những cuộc chiến lớn của Trung Quốc, như cuộc chiến Triều Tiên 1950, tranh chấp biên giới Ấn - Trung 1961-1962, tranh chấp biên giới Xô - Trung năm 1968-1969, và cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979.
Bắc Kinh áp dụng hệ thống thông qua một trật tự được phân chia kỹ lưỡng các lời phản đối chính thức, b́nh luận trên báo chí chính thức và tuyên bố của lănh đạo.
Nếu cuộc khủng hoảng tồn tại và những quan điểm về quyền lợi của Bắc Kinh không được làm thỏa măn, các tuyên bố của họ sẽ leo thang theo trật tự và có thể bao gồm lời ngụ ư đầu tiên về việc sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được mục tiêu. Cách tiếp cận này trước sau như một vẫn được thực thi bất chấp những thay đổi chóng mặt về trật tự thế giới, sự phổ biến của các phương tiện ngoại giao và sự phát triển của truyền thông.
Cảnh báo của các nước khác
Hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, cũng áp dụng một hệ thống các tuyên bố leo thang nhằm cảnh báo việc sử dụng vũ lực và răn đe kẻ thù trong các vụ tranh chấp và khủng hoảng song ít phức tạp hơn, thông qua các tuyên bố công khai từ người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho đến Tổng thống.
Washington có thể leo thang các tuyên bố vốn không đề cập trực tiếp hay ngấm ngầm đến việc sử dụng vũ lực như: “không có lựa chọn nào được loại bỏ”. Nếu cần phải gia tăng sự răn đe, Washington có thể biến đổi một chút thành “mọi lựa chọn đều được xem xét”.
Từ đây, Washington có thể đề cập cụ thể hơn “lựa chọn quân sự đang được xem xét”. Cuối cùng, nếu những cảnh báo trước đó không được lưu ư, Washington có thể tuyên bố họ “không c̣n lựa chọn nào khác ngoài vũ lực”.
Sư răn đe chiến lược
Hệ thống răn đe của Trung Quốc vốn phù hợp với quá tŕnh hiện đại hóa sức mạnh quân sự của nước này. Trong báo cáo mới nhất về quân đội Trung Quốc được Lầu Năm Góc gửi đến Quốc hội Mỹ vào đầu tháng 5, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă lần đầu tiên đưa vào một câu: “Giới lănh đạo Trung Quốc xem một quân đội hiện đại là sự răn đe then chốt nhằm ngăn chặn hành động của các thế lực bên ngoài vốn có thể làm tổn hại lợi ích Trung Quốc, hoặc cho phép Trung Quốc pḥng vệ chống lại những hành động đó nếu sự răn đe không phát huy tác dụng”.
Theo trung tá lục quân Mỹ Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, trên tạp chí
Jane’s Defence Weekly mới đây, các phân tích quốc tế về quá tŕnh hiện đại hóa quy ước của quân đội Trung Quốc trước nay thường tập trung vào năng lực chiến đấu của các vũ khí, khí tài mà ít lưu ư đến mục đích đầu tiên nhằm răn đe. Việc Lầu Năm Góc đưa câu trên vào đă thừa nhận một yếu tố quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc: xây dựng năng lực chiến thắng một cuộc chiến là nhiệm vụ cốt lơi của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) song mục đích đầu tiên của những năng lực này là ngăn chặn chiến tranh.
Hệ thống răn đe được Trung Quốc sử dụng nằm đạt được mục tiêu chính trị mà không cần phải trải qua một cuộc chiến. Ghi nhận toàn bộ phản ứng của Trung Quốc trước mỗi cuộc chiến lớn của nước này từ năm 1949 đến nay, các tác giả của báo cáo
China’s Forbearance Has Limits, đă tổng kết về bốn bước leo thang của Trung Quốc mỗi khi Bắc Kinh muốn tiến hành chiến tranh:
- Kết hợp các hành động ngoại giao và chính trị với sự chuẩn bị quân sự một cách có hệ thống khi tín hiệu leo thang đến cấp thẩm quyền cao hơn. Những sự chuẩn bị này thường được công khai và đưa vào những thông điệp ngoại giao và chính trị nhằm ngăn chặn nước đối địch thực hiện hành động mà Bắc Kinh cảm thấy bị đe dọa.
- Tuyên bố tại sao Trung Quốc có lư do để sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Thông điệp nhắm đến cả trong nước và quốc tế. Về bản chất, Bắc Kinh tuyên bố họ đối đầu một mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh và lợi ích mà nếu không thể kết liễu, sẽ cần đến việc sử dụng vũ lực.
- Khẳng định việc sử dụng vũ lực không phải là giải pháp mong muốn của Bắc Kinh với mối đe dọa phía trước song họ buộc phải sử dụng nếu kẻ đối đầu không lưu tâm đến những cảnh báo được gửi đi. Tóm lại, chiến lược đánh tín hiệu của Bắc Kinh nhằm tạo dựng cơ sở để biện minh cho việc sử dụng vũ lực. Những tín hiệu này sẽ giúp Bắc Kinh vẽ ra h́nh ảnh một đất nước mong muốn ḥa b́nh chỉ triển khai quân đội khi pḥng thủ và khi bị kẻ thù khiêu khích.
- Nhấn mạnh rằng sự nhẫn nại và kiềm chế của Trung Quốc không nên được xem là sự yếu ớt và Trung Quốc sẵn sàng triển khai lực lượng nếu cần thiết. (
C̣n tiếp)
Sơn Duân
Thanhnien