Bên hành lang phiên họp Quốc hội ngày 27/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đă trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…
Trong một lần đến thăm Bệnh viện Ung bướu TPHCM, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải chen chân t́m chỗ đứng Phóng viên: T́nh trạng quá tải bệnh viện đă kéo dài nhiều năm nhưng việc khắc phục vẫn diễn ra rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để giảm tải cho các bệnh viện phải xây mới bệnh viện, pḥng khám, trạm xá… nhưng mỗi công tŕnh mất ít nhất 3 năm xây dựng. Từ năm 1975 đến nay, Hà Nội mới chỉ xây thêm
Bệnh viện Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội. Trong khi đó, dân số tăng gấp đôi. Số giường bệnh trên 1.000 dân của Việt Nam rất thấp, chỉ 22 giường.
Cử tri, đại biểu Quốc hội có thể tiếp tục chất vấn về vấn đề quá tải bệnh viện để Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết vấn đề này. Bà sẽ trả lời như thế nào?
- Câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước v́
Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây bệnh viện hay mua trang thiết bị. Chúng tôi rất chia sẻ với cử tri và cảm thấy đau xót vô cùng với những nỗi vất vả mà người dân phải chịu khi nằm ghép, chờ đợi lâu. Nhưng cái chính là đầu tư v́ Nhà nước ḿnh c̣n nghèo. Đương nhiên, Nhà nước đă cố gắng nhưng không thể giải quyết một sớm một chiều.
Quá tải, bệnh nhân phải nằm gầm giường là cảnh thường thấy ở nhiều bệnh viện lớn
Ngành y tế kêu thiếu vốn đầu tư nhưng trong quyết toán ngân sách năm 2011 của ngành chỉ giải ngân đạt 89,1% số được giao. Điều này liệu có mâu thuẫn?
- Phần không chi đạt nằm trong bảo hiểm y tế, phần kết dư. Đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành y tế gần như quyết toán hết. Nguồn vốn trái phiếu bị cắt giảm nhiều trong khi nhu cầu đầu tư của các địa phương vẫn tăng, công tŕnh dở dang nhiều. Đối với các công tŕnh y tế, toàn bộ tuyến tỉnh mới cấp được 30% tổng số theo nhu cầu; tuyến huyện th́ khoảng gần 80%. Tính tổng thể th́ chỉ được một nửa cho tất cả, c̣n tuyến Trung ương th́ chưa có ǵ.
Bà có kiến nghị ǵ để tăng nguồn đầu tư?
- Vừa rồi, ngành y tế điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chỉ tăng 3 trên 7 yếu tố chi phí trực tiếp, c̣n khấu hao tài sản không có, lương chưa có, xây dựng cơ bản cũng chưa có… Dù vậy, theo chỉ thị về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các giám đốc bệnh viện đă dành những chi phí trước mắt để mở rộng cho khoa khám bệnh, kê thêm ghế, mua thêm giường bệnh, sắm thêm quạt… Trái phiếu Chính phủ cho y tế sẽ đề nghị nhưng có được Quốc hội chấp thuận hay không th́ chưa biết.
TM