Những bộ sử vĩ đại của Việt Nam hiện c̣n và đang được lưu hành là Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Việt Sử Kư Tiền Biên đều có ghi lại câu chuyện Hoàng đế Trần Dụ Tông mắc bệnh liệt dương.
Trong Đại Việt Sử Kư Tiền Biên của Ngô Th́ Sĩ trang 443 chép: “Trước đây khi vua mới 4 tuổi, đêm Trung thu ngồi chơi trên thuyền ở Hồ Tây, bị ngă xuống nước, vớt dược trong lưới kéo cá, đă gần tắc thở, Thượng Hoàng gọi thầy thuốc Trâu Canh đến cứu chữa, Canh nói châm cứu th́ sẽ sống lại, chỉ sợ bệnh Liệt dương thôi…”.
Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 624 lại ghi rằng: “Ngày mồng một tháng 11 năm Tân Măo (1351)... Nhà vua đă lớn mắc bệnh liệt dương, Canh (Ngự Y) dâng bài thuốc tri bệnh cho vua, liền khỏi, Canh càng được vua cưng chiều đặc biệt”.
Trong Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (ĐVSKTT) mô tả câu chuyện này c̣n chi tiết hơn nữa trang 126 có chép:
“Trâu Canh là con của Trâu Tôn người phương Bắc, khoảng năm Nguyên Phong (1251-1258) làm thầy thuốc, đi theo quân Nguyên. Khi quân Nguyên thua, Trâu Tôn bị bắt. Tôn ở lại chữa bệnh cho các vương hầu thời đó phần nhiều thấy công hiệu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng và gia nô thành ra giàu có. Trâu Canh là con nối nghiệp cha nhưng không có hạnh kiểm...”.
Ảnh minh họa. (Intrenet)
Hoàng đế liệt dương
Vào đêm trung thu năm Khai Hựu thứ 11, các vương phi, cung nữ triều Trần dạo thuyền ngắm trăng trên Hồ Tây, hoàng tử thứ mười của vua Minh Tông, tên là Hạo, mới lên bốn tuổi cũng được đi theo. Không hiểu sơ sẩy thế nào mà hoàng tử này rơi xuống nước. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống ṃ t́m, măi hồi lâu mới ṃ được xác hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Khi vớt lên th́ Hoàng Tử đă chết. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Trâu Canh tâu rằng: có thể cứu được nhưng phải dùng kim châm vào các huyệt, Hoàng tử có thể sống nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương".
Trâu Canh đă cứu được Hoàng tử. Từ đó Trâu Canh đă được tôn sùng như là một bậc thần y về sau ông ta được phong lên Quan Phục Hầu Tuyên Huy Viện Đại sứ kiêm Thái y sư.
Mùa Hạ, tháng 6, ngày 11 năm Tân Tỵ (1341) Hiến Tông Hoàng Đế băng hà. Thượng Hoàng Minh Tông đưa hoàng tử Hạo lên ngôi vua, hiệu là Dụ Tông Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Phong năm thứ nhất. Vua lúc ấy mới lên 6 tuổi.
Mười năm trôi qua, không ai c̣n nhớ câu chuyên này nữa cho đến khi Thượng hoàng cưới vợ cho Dụ Tông. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của B́nh Chương Huệ Túc Vương, th́ lời nói năm xưa của Trâu Canh trở nên ứng nghiệm.
Dụ Tông nhận ra ḿnh là một người bi bệnh liệt dương. Lấy ai nối dơi, bảo vệ ngai vàng họ Trần bây giờ?
Toa thuốc quái đản
Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương dâng phương thuốc nói rằng: "phải giết một bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống. Ngoài ra phải thông dâm với chị hay em ruột ḿnh th́ mới hiệu nghiệm.
Quả thật là một lời tuyên bố cực kỳ quái đản, phản đạo đức và bất nhân làm cả hoàng gia bối rối. Mới nghe qua tưởng chừng như đùa, nhưng đó là chuyện thật. Để giữ vững cơ nghiệp, vua chúa có sá chi chuyện giết hàng vạn người, nói ǵ đến một đứa bé. Nhưng c̣n chuyện "ngủ với chị ḿnh hay em gái ḿnh" điều đó trái với luân thường, đạo lư.
Lịch sử không nói lời chi tiết chỉ ghi rằng "Vua làm theo, thông dâm với chị ruột của ḿnh là Thiên Ninh Công Chúa quả nhiên có công hiệu".... (ĐVSKTT trang 132)
Bệnh liệt dương c̣n gọi là bất lực, yếu sinh lư hoặc là rối loạn cương dương vật (Erectile dysfunction), ngày nay người ta gọi chung là bệnh ED.
Bệnh liệt dương đă không được nói đến trong suốt nhiều thế kỷ, từ phương Tây cho đến phương Đông tuy nó là vấn đề luôn luôn được cá nhân quan tâm đến từng ngày, nó là cái thước đo của sức khỏe, nó được nghĩ đến nhưng không được nói ra bằng lời hoặc trao đổi với người khác kể cả người hôn phối. Đó một bệnh "khó nói".
Các yếu tố của nguyên nhân gây ra liệt dương ảnh hưởng lẫn nhau đến nay vẫn c̣n mù mờ chưa được hiểu rơ.
Có hai loại liệt dương: 1/Liệt dương tuyệt đối: đó là trường hợp dương vật không cương lên được. Trường hợp này hiếm xảy ra, thường là do tổn thương thực thể, hoặc do chấn thương ở cột sống hay năo bộ. 2/Dương vật có cương, đôi khi mạnh b́nh thường, trong giất ngủ, trong khi hôn mê nó vẫn cương b́nh thường, điều này chứng tỏ bộ máy dương vật vẫn tốt và hoàn hảo, nhưng khi giao hợp th́ nó không tuân theo ư muốn của chủ nhân và trở nên mềm nhũn.
Khi có một kích thích hay một ham muốn t́nh dục cho dù có tác động trực tiếp hay không trên dương vật,th́ kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu, tín hiệu này từ năo bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống và làm cho nó hoạt động.
BS Hồ Đắc Duy
Kỳ sau: Giải mă bí ẩn bài thuốc chữa liệt dương của Trần Dụ Tông