Có thể, Trung Quốc không hết tiền, nhưng chắc chắn mô h́nh tăng trưởng hai con số sẽ không c̣n tồn tại.
Tháng trước, một số ngân hàng Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn khi đi vay tiền từ các ngân hàng khác. Lăi suất liên ngân hàng quan đêm tăng vọt lên mức 30% hôm 20/6 (đầu năm, lăi suất chỉ ở mức 2,5%). T́nh trạng căng thẳng tiền mặt hay “cú sốc Shibor” ngay lập tức làm dấy lên nỗi sợ hăi về sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Sự kiện này cũng là hồi chuông cảnh báo về thể trạng của hệ thống tài chính Trung Quốc – nơi nguồn cung tín dụng tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đâu là nguyên nhân?
Các ngân hàng thường giữ tiền mặt không chỉ để thỏa măn yêu cầu của cơ quan quản lư mà c̣n để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu thiếu tiền, một ngân hàng sẽ đi vay tiền mặt từ các ngân hàng khác vốn có nhiều tiền hơn nhu cầu của họ. Mặc dù các ngân hàng có thể hết tiền, điều này không thể xảy ra đối với Trung Quốc. NHTW Trung Quốc (PBOC) sẽ in tiền. Số tiền vừa mới được tạo ra sẽ được PBOC chuyển đến các ngân hàng bằng cách mua lại tài sản ǵ đó (như ngoại tệ, trái phiếu hoặc các tài sản tài chính an toàn khác). PBOC cũng có thể cho các ngân hàng vay tiền.
Tuy nhiên, khi các ngân hàng cạn tiền vào tháng trước, PBOC khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên khi từ chối giúp đỡ. Thay v́ bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng, PBOC “ngồi im”, gây nên t́nh trạng căng thẳng. Nguyên nhân chính xác khiến PBOC hành động như vậy vẫn là điều gây nhiều tranh căi.
Thông thường, một NHTW có thể do dự không muốn in tiền bởi lo ngại lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc khá thấp. Thay vào đó, PBOC lo ngại về thứ khác. Trong thông báo chính thức, PBOC cho rằng một nhóm ngân hàng đang cất trữ quá nhiều tiền. Nếu một hoặc hai trong số đó thiếu tiền, nguyên nhân là do họ đă cư xử quá tệ. Có thể, họ đă cho vay quá nhiều dưới một hay nhiều dạng thức khác nhau. Cũng có thể, họ lấy các khoản nợ ngắn hạn đi vay từ ngân hàng khác để cho vay dài hạn. Các ngân hàng sẽ duy tŕ những hoạt động này nếu như họ vay được tiền từ các ngân hàng khác một cách dễ dàng và với chi phí thấp.
Do đó, PBOC muốn triệt tiêu tâm lư tự măn bằng cách tạo ra t́nh trạng căng thẳng tiền mặt. Tuy nhiên, thay vào đó lại là một cuộc khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng. Lăi suất tăng vọt trong khi PBOC phản ứng chậm chạp hoặc không thể diễn đạt sắc nét dự định của ḿnh. Hậu quả là, nỗi sợ hăi và sự bấp bênh tràn ngập. Cuối cùng th́ PBOC phải can thiệp, buộc các ngân hàng lớn phải cho các ngân hàng nhỏ vay tiền và cam kết ổn định thị trường. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chao đảo.
Cú sốc vừa qua sẽ c̣n gây nên những hệ quả ǵ đối với nền kinh tế Trung Quốc? Ảnh hưởng trực tiếp có thể được hạn chế. Cú sốc là khá lớn nhưng cũng qua nhanh. Lăi suất liên ngân hàng đă giảm mạnh (mặc dù vẫn c̣n cao hơn mức trước khủng hoảng). Thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo trong hai ngày 24 – 25/6 nhưng nhanh chóng hồi phục hơn 7% so với mức thấp nhất.
Mặc dù vậy, vấn đề nằm ở những hệ quả gián tiếp. Phản ứng của PBOC cho thấy các lănh đạo Trung Quốc đang lo lắng về t́nh trạng tín dụng tăng trưởng quá nhanh mà không đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế. Thay v́ tài trợ cho chi tiêu tiêu dùng hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng lại giúp mua các tài sản đă tồn tại và do đó không thể tạo ra tăng trưởng.
Trung Quốc sẽ phải đánh đổi rất nhiều nếu muốn hạn chế cho vay. Giám đốc của công ty nghiên cứu GK Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh đă dự đoán tối đa th́ Trung Quốc chỉ có thể tăng trưởng 6% trong năm 2014 trong khi Barclays Capital cho rằng tăng trưởng theo quư sẽ giảm xuống chỉ c̣n 3% trong một vài năm tới. Trung Quốc không hết tiền, nhưng chắc chắn mô h́nh tăng trưởng hai con số sẽ không c̣n tồn tại.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist