Khi làm thủ tục sang tên đổi chủ, nhiều người bất ngờ khi ô tô, xe máy của ḿnh bị tịch thu. Những chủ xe kiểu này đă vô t́nh hoặc cố ư tiếp tay cho các loại tội phạm ra sao?
Cần sang tên đổi chủ ngay sau khi mua xe để phát hiện xe có hợp pháp hay không. Ảnh: Xuân Phú.
Vô t́nh tiêu thụ xe gian
“Sau khi mua xe cần tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ ngay. Không nên mua bán qua trung gian, giao dịch bằng giấy viết tay mà phải có công chứng. Ngoài ra, người mua cần biết rơ địa chỉ chủ bán xe”.
Thượng tá Trịnh Văn Sỹ - Phó trưởng Pḥng PC 67 Hà Nội.
|
Trong đợt cao điểm sang tên đổi chủ phương tiện giao thông vừa qua, CSGT các địa phương liên tục phát hiện hàng loạt trường hợp xe gian, bất hợp pháp. Ngay tại Hà Nội, từ đầu năm tới nay, Pḥng CSGT Đường bộ-Đường sắt Hà Nội (PC 67 Hà Nội) phát hiện 11 trường hợp dùng giấy đăng kư xe giả đến làm thủ tục sang tên đổi chủ; trong đó có cả ô tô dùng đăng kư giả hoặc bị đục lại số khung số máy. Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng Đội Quản lư đăng kư xe (PC 67 Hà Nội) cho biết, các trường hợp này đều đă được bàn giao cho cơ quan điều tra tiếp tục làm rơ.
Đại tá Trần Văn Luân, Trưởng pḥng PC 67 Nam Định cũng cho biết, tại tỉnh này, nhiều chủ xe khi sang tên đổi chủ giật ḿnh khi biết nguồn gốc xe đang sử dụng là tài sản trộm cắp.
“Nhiều người có thói quen để giấy tờ xe trong cốp rồi bị kẻ gian lấy luôn cả xe và giấy tờ gốc. Khi người khác mua phải xe này, cứ đinh ninh là hợp pháp. Nhưng khi sang tên đổi chủ, CSGT xét hồ sơ đă phát hiện đây là tang vật”. Từ đầu năm đến nay, CSGT Nam Định cũng phát hiện khoảng 10 xe thuộc diện này.
Theo đại tá Luân, những trường hợp chủ động đưa xe đến cơ quan CSGT làm thủ tục (sang tên đổi chủ) đa phần do vô t́nh mua phải xe vi phạm. V́ thế, sẽ khó kết luận họ tiêu thụ tài sản bất hợp pháp. “Trong trường hợp này, phương tiện sẽ bị tạm giữ để điều tra. Khả năng người mua xe nhận lại phương tiện hoặc được đền bù là thấp” – Đại tá Luân nói.
Thận trọng với xe thế chấp ngân hàng
Theo tiết lộ của một số cán bộ trực tiếp làm thủ tục sang tên đổi chủ, quá tŕnh này được chia thành nhiều bước trên toàn hệ thống. Khi tiếp nhận hồ sơ, từng xe được kiểm tra và đối chiếu hồ sơ gốc. Trong nhiều trường hợp, đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi, CSGT sẽ gửi sang cơ quan giám định. Khi gặp xe ngoại tỉnh, CSGT các địa phương sẽ hỗ trợ kiểm tra.
Các phương tiện bị cầm cố ngân hàng cũng được thông báo đến CSGT. Nếu phương tiện đó chưa có xác nhận “giải chấp” (đă trả nợ ngân hàng - PV), CSGT sẽ không tiến hành sang tên đổi chủ. Việc này sẽ hạn chế được t́nh trạng xe vừa cầm ngân hàng, vừa bán cho chủ khác.
Tuy nhiên, có trường hợp, một số ngân hàng thông báo chậm, chủ xe đă kịp làm lại đăng kư xe mới và bán trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, nếu ngân hàng không gửi thông báo xe đă thế chấp đến CSGT, phương tiện đă thế chấp đó có thể được bán và sang tên chủ mới một cách hợp pháp. “Để đảm bảo các xe cầm cố không bị bán, sang tên đổi chủ, ngân hàng cần gửi thông báo ngay trong ngày.
Nếu không, theo quy định, chỉ 2 ngày sau, CSGT phải cấp lại một giấy đăng kư xe khác nếu chủ xe báo mất đăng kư” – một cán bộ của đội Quản lư và Đăng kư xe (PC67 Hà Nội) nói.
Để tránh trường hợp mất xe khi sang tên đổi chủ, người mua phương tiện cần có những biện pháp pḥng xa. Trao đổi với PV Tiền Phong Thượng tá Trịnh Văn Sỹ, Phó trưởng Pḥng PC 67 Hà Nội nói: Khi mua cần đối chiếu những thông tin ghi trên đăng kư với thực tế xe và CMND bản chính của người bán, giấy đăng kiểm xe.
Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn tẩy xoá đăng kư, số máy, số khung hoặc không trùng hợp các thông tin trên các loại giấy tờ cần đến cơ quan công an để được hướng dẫn cụ thể.
Theo Sỹ Lực
Tiền phong