Tuy được đánh giá khá mạnh về trang bị kỹ thuật nhưng mạng lưới pḥng không của Syria cũng tồn tại không ít điểm yếu. Theo một số chuyên gia nhận định, hầu hết hệ thống tên lửa pḥng không chủ lực của Syria chỉ có khả năng dẫn bắn và chỉ thị một mục tiêu cùng lúc.
Ngoại trừ hệ thống S-200 có thể chỉ thị nhiều mục tiêu cùng lúc khi được trang bị radar điều khiển hỏa lực 5N62 Square Pair. Trong khi đó các tổ hợp S-75, S-125 và 2K12 không thể thực hiện điều này. V́ thế, việc này sẽ dẫn đến khả năng dễ tổn thương cho các tổ hợp tên lửa này trong trường hợp bị tấn công cấp tập.
|
Hệ thống tên lửa 2K12 Kub được đánh giá cao nhưng chúng đă bị phương Tây "mổ xẻ t́m hiểu kỹ càng" nhằm t́m cách khắc chế.
|
Một vấn đề nữa là với hệ thống pḥng không tầm ngắn – trung 2K12 Kub. Sau khi làm muối mặt không quân phương Tây trong những trận đánh đầu tiên, chúng đă được người Mỹ và Israel nghiên cứu và mổ xẻ đến “từng cái ốc vít” và không thể xem là một phương tiện pḥng ngự hiệu quả để chống lại các mục tiêu đường không trong chiến tranh hiện đại.
Điều này cũng xảy ra tương tự với các hệ thống S-75 và S-125 sau những chiến công rực rỡ ở Việt Nam và Kosovo. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, S-75 Dvina đă được bộ đội pḥng không miền Bắc sử dụng hiệu quả bắn hạ nhiều loại máy bay Mỹ trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52 – “thần tượng của Không quân Mỹ” khi đó.
C̣n đối với cuộc chiến Kosovo 1991, lực lượng pḥng không Nam Tư khi đó đă dùng S-125 Pechora bắn máy bay chiến đấu tàng h́nh đầu tiên trên thế giới F-117A của Không quân Mỹ.
Syria có thể sử dụng chiến thuật di chuyển các hệ thống này liên tục để tạo bất ngờ cho máy bay đối phương, nhưng hiện nay hệ thống 2K12 được xem là một mục tiêu cố định do khả năng triển khai chậm chạp của nó. C̣n S-75, S-125 hay S-200 th́ quá cồng kềnh, thời gian triển khai thu hồi mất rất nhiều thời gian.
|
Bố trí mạng lưới pḥng không pḥng thủ các khu vực chiến lược dày đặc nhưng không hẳn là không có kẽ hở. |
Việc phụ thuộc quá nhiều vào những hệ thống pḥng thủ từ thời Liên Xô được coi là một điểm yếu của pḥng không Syria. Chúng có thể có số lượng lớn, thậm chí tạo ra vùng hoạt động chồng lấn lên nhau nhưng lại có một điểm yếu cỗ hữu là cũ kỹ lạc hậu, khả năng kháng nhiễu kém, tính cơ động không cao.
Một điều đáng chú ư nữa là, có hai lỗ hổng trong hệ thống pḥng không của Syria, nằm ở 2 trận địa S-200 khi chúng thiếu các hệ thống pḥng không tầm thấp để bảo vệ. Hai lỗ hổng này nằm giữa Damascus và Homs, và nằm giữa Al Lathqiyah và Halab. Những nơi này thậm chí hoàn toàn bị bỏ trống và không có triển khai những hệ thống tầm trung-xa như S-75 hay S-125.
Anh Trần