Khách du lịch Trung Quốc vừa bị cho là nhóm gây khó chịu bậc nhất thế giới nhưng cũng được chào đón nhiệt t́nh v́ họ có tiền, trong khi bản thân họ cảm thấy rất hay bị bạc đăi ở nước ngoài.
Hai khách du lịch Trung Quốc chụp ảnh trước kim tự tháp Ai Cập. Ảnh: EPA
Trước Thế chiến thứ II, người Mỹ thường là tâm điểm phàn nàn của dư luận quốc tế, v́ thói quen tṛ chuyện ồn ào và vô tổ chức ở nơi công cộng. Nhiều thập niên sau, người ta lại dồn sự chú ư vào các vị khách tới từ Nhật Bản, cũng bởi một lư do tương tự. Thế nhưng, mọi chuyện đă thay đổi khi hiện tại, Mỹ và Nhật được cho là hai trong số các quốc gia sở hữu những công dân lịch thiệp nhất thế giới.
Và nỗi bất b́nh bây giờ lại được hướng sang các vị khách Trung Quốc, những người thường xuyên bị kêu ca là quá lề mề, hay xô đẩy, vô duyên và bất lịch sự. Họ cũng chính là những người đă soán ngôi của Anh và Đức để giành vị trí đứng đầu trong danh sách các quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho du lịch, theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới. Chỉ trong năm ngoái, 83 triệu người Trung Quốc đại lục đă dành hơn 102 tỷ USD cho việc nghỉ dưỡng ở nước ngoài.
Những tiền lệ xấu
Con số này không chỉ mang lại những niềm vui, bởi chúng c̣n đẩy người Trung Quốc vào tập hợp các vị khách khó chịu nhất. Riêng ở Thái Lan, quốc gia sở hữu những điểm đến được yêu thích hàng đầu thế giới, sự thất vọng của người dân địa phương về lối cư xử của khách du lịch Trung Quốc c̣n được tổng hợp trên một cổng thông tin trực tuyến. Ở đó, khách Trung Quốc bị cho là rất phiền nhiễu, ồn ào và có thói quen khạc nhổ bừa băi.
T́nh trạng này không chỉ xảy ra ở châu Á, mà c̣n lan tới cả lục địa già. Năm ngoái, Thierry Gillier, một nhà thiết kế thời trang Pháp, người sáng lập thương hiệu Zadig và Voltaire, đă gây ra một vụ bê bối nhỏ khi nói với tờ Women's Wear Daily rằng, các vị khách Trung Quốc sẽ không được chào đón ở khách sạn mới của ông tại Paris. Gillier sau đó đă phải lên tiếng xin lỗi, dù ai cũng biết, quyết định của ông không phải không có cơ sở.
Tuy nhiên, bất chấp sự khó chịu, các quốc gia vẫn t́m mọi cách để thu hút nguồn khách du lịch giàu có mới nổi ở Trung Quốc. Ở Hàn Quốc, người ta làm việc đó bằng cách tổ chức các đám cưới theo kiểu "Gangnam Style", với đối tượng chính là những cặp đôi tới từ quốc gia láng giềng. C̣n tại Sydney, Australia, giới chức lại đang đẩy mạnh việc xây dựng một công viên mang hơi hướng Trung Hoa, với Tử Cấm Thành và những ṭa tháp 9 tầng, trị giá hơn 450 triệu USD.
Chính quyền Paris, Pháp, gần đây c̣n công bố một bảng hướng dẫn được viết riêng bằng tiếng Trung, trong đó đưa ra các lời khuyên về văn hóa địa phương, từ phương pháp sử dụng dao nĩa cho tới cách thưởng thức rượu vang.
Để xóa bỏ những lời phàn nàn và chê trách từ khắp thế giới, các ḍng chỉ dẫn như vậy thật sự rất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người Trung Quốc đôi khi vẫn cố ư hành xử ngược lại với chuẩn mực thông thường. Chẳng hạn việc một cô dâu Trung Quốc bị xé váy trên cánh đồng oải hương ở Pháp v́ tranh chỗ chụp ảnh, lại tiếp tục làm người nước này thêm bẽ mặt.
Khách du lịch Trung Quốc tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: NY Times
Bà Huang Hung, một blogger, cho rằng sự phát triển quá nhanh chính là nguồn gốc của thực trạng này. "Người Trung Quốc thường không màng tới việc tỏ ra lịch sự, bởi họ nghĩ rằng việc ăn mặc chỉnh tề và cư xử kiểu cách ở nơi công cộng giống như một biểu hiện của thói học làm sang", bà nói. Hung cho rằng, lối suy nghĩ này đang được củng cố bởi sự giàu lên nhanh chóng của người Trung Quốc. "Họ tin rằng, 'Chừng nào tôi c̣n tiền, chừng đó người ta c̣n phải cúi đầu trước tôi'".
Ngay cả những người làm du lịch đôi khi cũng mệt mỏi trước các yêu cầu của khách Trung Quốc. Theo ông Nick Hentschel, giám đốc phát triển kinh doanh của công ty AmericanTours International, Mỹ, những người này thường yêu cầu sự tiếp đăi đặc biệt. Có lần, các vị khách từ Bắc Kinh và Thượng Hải c̣n nhất định không chịu ngồi cùng trên một chiếc xe buưt.
"Họ hay hút thuốc trong khách sạn", Hentschel cho biết, và nói thêm rằng thói quen này có thể "móc" tới hàng trăm USD từ túi của du khách tới từ quốc gia đông dân nhất thế giới. Năm ngoái, một nhóm người Trung Quốc thậm chí c̣n gây gổ ở khách sạn Cody, bang Wyoming, Mỹ, khiến giới chức nơi này phải huy động cả cảnh sát để hộ tống họ khỏi thị trấn.
Người Trung Quốc bị hại
Ngược lại, người Trung Quốc đôi khi bị biến thành nạn nhân của các công ty du lịch vô trách nhiệm. Trong một chuyến du lịch kéo dài 7 ngày ở Thái Lan hồi năm 2009, Qi Lingfeng, 27 tuổi, đă bị nhốt trong pḥng khách sạn sau khi từ chối tham dự những sự kiện tốn kém như xem ḥa nhạc hay đi xuồng cao tốc. Nhiều vị khách cùng đoàn với anh c̣n bị buộc phải xuống xe buưt, cũng v́ một lư do tương tự.
"Thật là điên rồ, chúng tôi thậm chí c̣n nghĩ tới việc gọi cho đại sứ quán Trung Quốc ở Bangkok", anh nói.
Chen Xu, 47 tuổi, một nhà khoa học đến từ thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, cho biết ông từng bị lừa tham gia một màn biểu diễn thoát y ở Vladivostok, Nga, hồi đầu năm nay. "Người ta nói đó là một chương tŕnh ca nhạc truyền thống của Nga, rồi bán mỗi chiếc vé với giá tới 80 USD", Chen kể. "Có cả trẻ con trong đoàn tham quan. Chúng tôi phải vội đưa bọn trẻ về".
Xie Nuoyan, 20 tuổi, một sinh viên ở Bắc Kinh, lại tỏ ra thất vọng với chuyến đi gần đây tới New York, Mỹ, đặc biệt là những ǵ cô được chứng kiến ở Khu phố Trung Hoa (Chinatown).
"Khu phố Trung Hoa trông không giống những ǵ tôi được thấy trên phim, tôi cứ tưởng ở đó có rất nhiều đèn lồng và những màn múa hát", cô nói.
Dẫu sao, Xie t́m thấy vô vàn món ăn Trung Hoa sau nhiều ngày ngập lụt trong những món đồ ăn nhanh, điều đó phần nào giúp cô cảm thấy khuây khỏa.
"Những hạt cơm làm tôi rớt nước mắt", cô nói.
Quỳnh Hoa (Theo NY Times)