Tuy vậy, không ai có thể nói trước được tương lai, đặc biệt khi đó là tương lai của vùng Trung Đông. Bằng chứng rơ ràng nhất là từ Mùa xuân Ả Rập, một điều mà ai cũng có thể thấy rơ rằng những bất ổn nội bộ - chính trị không chừa bất kỳ một nhà lănh đạo nào trong khu vực này. Không khí chính trị và t́nh h́nh an ninh ở Trung Đông có thể thay đổi theo những hướng mà hầu như không ai có thể đoán trước được.
Máy bay chiến đấu F-16 của UAE đă bắn thử tên lửa trên sa mạc của Abu Dhabi trong một cuộc diễn tập với quân đội Pháp diễn ra vào tháng Năm năm 2012. Photo Courtesy: businessinsider.com
Cali Today News - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đang chứng tỏ sức mạnh quân sự của ḿnh trong giai đọan hiện nay của thể giới. Nếu như trước đây sự hiện diện của UAE rất hạn chế trên trường quốc tế th́ hiện nay, UAE đang tiến hành thu mua những vũ khí tiên tiến nhất, thiết lập một hệ thống quân sự toàn diện và mở rộng hạm đội máy bay chiến đấu cũng như xe tăng hạng nặng. Quốc gia với dân số chưa đến 10 triệu dân này thậm chí c̣n chứng minh cho sự phát triển sức mạnh quân sự của ḿnh bằng việc thường xuyên sẵn sàng sử dụng vũ lực trong khu vực.
Điển h́nh là vào tháng Tám, khi UAE hợp tác với Ai Cập để đánh bom Nhà nước Hồi giáo tại thủ đô Lybia, UAE đă cử đi hàng chục máy bay chiến đấu để tham gia vào chiến dịch quốc tế với mục đích lật đổ nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011. Cũng trong năm 2011, UAE cũng đóng góp quân lực cho lực lượng đa quốc gia để đè bẹp một cuộc nổi dậy ở Bahrain. UAAE cũng tham gia vào những hoạt động để chống lại ISIS.
Theo Viện nghiên cứu Hoà b́nh quốc tế Stockholm, UAE xếp thứ 15 trong danh sách những quốc gia có chi phí quân sự cao nhất trên thế giới. Những khoản chi tiêu quân sự của UAE đă tăng gần gấp đôi trong ṿng mười năm qua. Sau Ả Rập, UAE là quốc gia thứ hai của vùng Vịnh có khoản ngân sách quân sự lên đến 14 tỷ Mỹ Kim. Dự kiến đến năm 2015, UAE sẽ trở thành nhà nhập khẩu quốc pḥng lớn thứ ba của thế giới. Một mạng lưới của các quốc gia thành phố quân chử bao gồm cả Dubai và Abu Dhabi hiện đang trở thành nguồn sức mạnh quân sự đang lên ở vùng Trung Đông.
Trong cuộc chiến chống ISIS, Mỹ và UAE hợp tác như một đồng minh. Có thể nói, UAE đă có những đóng góp không nhỏ cho cuộc chiến chống ISIS đang diễn ra hiện nay. Vào tuần trước, bộ trưởng bộ ngoại giao của UAE, Sheikh Abdullah Bin Zayed Al Nahyan, đă lên tiếng cảnh báo về một mối liên kết phát triển tiềm năng giữa ISIS và Al Shabab - một chi nhánh của Al Qaeda đang hoạt động tại vùng Horn of Africa, Sừng châu Phi. Ông nói trong một hội nghị về chống cướp biển ở Dubai:
“Khi những nhóm như ISIS phát triển mối quan hệ của chúng với mạng lưới tội phạm và mạng lưới vũ khí như Al Shabab, thế giới sẽ c̣n gặp nguy hiểm hơn nữa. Điều quan trọng là chúng ta cần phải ngăn chặn họ mở rộng hoạt động xuống các vùng biển, để họ không thể gây đe dọa đến những tuyến đường biển lớn như eo biển Hormuz, Biển Đỏ, Bab Al Mandad và Vịnh Aden.”
Cả UAE, Ai Cập, Ả Rập Saudi và Kuwait hiện đang tiến hành đàm phán để thiết lập một liên minh để giải quyết những ‘điểm nóng cực đoan’ tại khu vực.
Từ trước đến nay, UAE vốn được xem là một quốc gia có nguồn lực về kinh tế, c̣n Dubai là một trung tâm tài chính của thế giới. Ngoài ra, UAE có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, thêm vào đó là những hải cảng bận rộn nhất ở Trung Đông. V́ thế khi UAE phát triển về quân sự đă khiến không ít người ngỡ ngàng. UAE đă đặt mua từ Hoa Kỳ những máy bay và tàu chiến mới, một phiên bản nâng cấp của F-16. Cho đến nay, UAE là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu phiên bản mới nhất của F-16. Chưa hết, UAE c̣n có thế hệ thứ năm của máy bay chiến đấu F35, đây cũng là một lợi thế quân sự giúp củng cố địa vị và quyền lực của nó trong khu vực.
UAE c̣n nuôi mộng vươn ra thế giới khi tuyên bố sẽ lấn sân sang việc thăm ḍ không gian. Hồi tháng Bảy vừa qua, quốc gia này đă tuyên bố sẽ tạo ra một cơ quan không gian vào năm 2021 và lên kế hoạch để gửi một tàu thăm ḍ lên sao Hoả.
Tuy vậy, không ai có thể nói trước được tương lai, đặc biệt khi đó là tương lai của vùng Trung Đông. Bằng chứng rơ ràng nhất là từ Mùa xuân Ả Rập, một điều mà ai cũng có thể thấy rơ rằng những bất ổn nội bộ - chính trị không chừa bất kỳ một nhà lănh đạo nào trong khu vực này. Không khí chính trị và t́nh h́nh an ninh ở Trung Đông có thể thay đổi theo những hướng mà hầu như không ai có thể đoán trước được.
UAE đă đạt được vị trí ngày hôm nay bằng cách đàn áp nội bộ để củng cố địa vị chính trị của họ trong một khu vực bất ổn định. Họ đă bắt giữ hàng chục nhà hoạt động Hồi giáo, trục xuất ai dám bất đồng chính kiến với nó ra khỏi đất nước. Nhà cầm quyền bảo thủ của UAE xem ISIS như là một mối đe dọa đến sự tồn tại của hệ thống nhà nước hiện tại ở Trung Đông. Điều này giải thích v́ sao UAE sẵn sàng tham gia các cuộc không kích chống lại những chiến binh Hồi giáo ở Libya và Syria.
Trong tháng Sáu vừa qua, UAE cũng đưa ra một quy định mới về nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với người dân của nước này. Theo đó, tất cả nam giới trong đội tuổi từ 18 đến 30 tuổi phải tham gia vào nghĩa vụ quân sự. Đối với những người có tŕnh độ trung học phổ thông th́ phải phục vụ trong quân ngũ chín tháng, c̣n những người không có bằng tốt nghiệp phổ thông sẽ phải đi nghĩa vụ đến hai năm.
Với t́nh trạng hiện nay khi mà không một chính phủ Trung Đông nào đảm bảo sẽ tồn tại an toàn, UAE chọn con đường trở thành một chế độ chuyên chế. Và cho đến giờ th́ nước này vẫn là một đất nước khá thịnh vượng tồn tại trong ḷng một khu vực đầy dẫy những mối đe dọa có thể xuất hiện mà không báo trước. Với sự phát triển quân sự mạnh mẽ và nhanh chóng, cộng thêm chính sách bảo mật quyết đoạn là một cách tốt để UAE giữ lợi thế cho ḿnh trong một môi trường không chắc chắn này.
Linh Lan (Theo Business Insider)