Nga đă xác định NATO là mối đe dọa quân sự số 1 của quốc gia này đồng thời nâng cao khả năng sử dụng vũ khí thông thường chính xác ở quy mô rộng hơn để ngăn chặn sự gây hấn, xâm lược của thế lực nước ngoài. Đây là hai trong số những nội dung chính trong học thuyết quân sự mới của Nga vừa được Tổng thống Vladimir Putin kư kết hôm 26/12.
Ảnh minh họa
Học thuyết quân sự mới nhất của Nga tuyên bố việc NATO củng cố sức mạnh quân sự và bành trường các cơ sở quân sự đến biên giới của Nga là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh nước Nga. Học thuyết cũng nhấn mạnh việc các lực lượng quân sự nước ngoài được triển khai ở những nước láng giềng của Nga được sử dụng để “gây áp lực về chính trị và quân sự” đối với Moscow.
NATO đă thẳng thừng phủ nhận liên minh này là mối đe dọa đối với Nga và cáo buộc Moscow đang làm phương hại đến an ninh Châu Âu. Phát ngôn viên NATO – bà Oana Lungescu khẳng định, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương “không gây ra mối đe dọa cho Nga hay bất kỳ nước nào khác".
"Bất kỳ bước đi nào của NATO chỉ để nhằm bảo đảm an ninh cho các nước thành viên và hoàn toàn có bản chất pḥng vệ, tuân thủ nghiêm túc luật quốc tế”, bà Lungescuc nhấn mạnh đồng thời cáo buộc, “các hành động của Nga, trong đó có việc can thiệp vào t́nh h́nh Ukraine, mới đang vi phạm luật pháp quốc tế và làm phương hại đến an ninh Châu Âu”.
Học thuyết quân sự mới của Nga được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang v́ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Học thuyết này phản ánh sự sẵn sàng của điện Kremlin trong việc áp dụng một lập trường cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn đối với nỗ lực của liên minh phương Tây do Mỹ dẫn đầu trong việc cô lập và làm suy yếu nước Nga.
Bản học thuyết quân sự mới của Nga vẫn giữ nguyên các nội dung liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân của bản năm 2010. Theo đó, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân hay các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhằm vào Nga hay các đồng minh của Nga cũng như trong trường hợp có cuộc xâm lược liên quan đến vũ khí thông thường nhưng lại “đe dọa sự tồn tại” của nước Nga.
Tuy nhiên, lần đầu tiên học thuyết quân sự mới của Nga quy định, cường quốc Châu Âu này có thể sử dụng vũ khí chính xác “như một phần của các biện pháp răn đe chiến lược”. Bản học thuyết mới không nói rơ khi nào Moscow có thể sử dụng loại vũ khí đó và sử dụng như thế nào.
Những vũ khí thông thường chính xác gồm tên lửa đất đối đất, tên lửa hành tŕnh được phóng đi từ tàu ngầm hay trên không, bom điều khiển và pháo binh.
Ngoài ra, bản học thuyết quân sự mới của Nga cũng đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ các lợi ích của Nga ở Bắc Cực – nơi đang có cuộc cạnh tranh toàn cầu gay gắt về nguồn lợi dầu mỏ to lớn cũng như các nguồn lực khác khi nhiệt độ ấm lên và lớp băng đá ở Bắc Cực tan chảy.
Nga tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với mối đe dọa NATO
Nga không chỉ có khả năng răn đe hạt nhân đáng sợ hàng đầu thế giới mà c̣n đang phát triển mạnh mẽ kho vũ khí thông thường có độ chính xác cao. Nga đang tăng cường hiện đại hóa quân sự, mua sắm một số lượng lớn vũ khí mới và đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự. Nga cũng gia tăng hoạt động tuần tra trên không ở vùng Baltics.
Hồi đầu tháng này, Nga đă phô trương sức mạnh quân sự bằng việc đưa tên lửa tối tân Iskander đến khu vực Kaliningrad nằm áp sát biên giới với hai nước thành viên NATO là Ba Lan và Lithuania. Sau cuộc tập trận, Nga đă rút tên lửa Iskander về căn cứ nhưng hoạt động diễn tập triển khai tên lửa trên là một bằng chứng chứng tỏ quân đội Nga luôn đề cao cảnh giác và sẵn sàng phản ứng nhanh chóng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Nga đe dọa sẽ triển khai cố định loạt tên lửa thiện chiến Iskander ở sát biên giới NATO để trả đũa cho việc liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương này định thiết lập hệ thống pḥng thủ tên lửa ở Đông Âu đồng thời liên tiếp bành trướng ra hướng đông. Iskander có thể đánh trúng các mục tiêu ở tầm xa lên tới 480km với độ chính xác rất cao. Tên lửa Iskander có thể được gắn đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân.
Moscow cũng đă thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars hôm 26/12 từ khu phóng Plesetsk ở phía tây bắc Nga.
Bản học thuyết dài 29 trang của Nga đă vạch ra những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh nước Nga cũng như các biện pháp đáp trả mà Nga có thể tung ra đối với mỗi mối đe dọa. Đây là bản học thuyết quân sự thứ ba kể từ khi ông Putin lần đầu được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đă tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào t́nh h́nh ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của ḿnh tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. Động thái của NATO khiến Nga không thể ngồi yên, và việc Moscow tăng cường các chuyến bay quân sự trên bầu trời Châu Âu được cho là một hành động đáp trả.
Kiệt Linh (tổng hợp)