Chuyện động trời lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xử tử cả chú dượng của ḿnh là Jang Song-thaek th́ ai cũng biết. Tuy nhiên v́ sao mà gă này có thể làm điều dă man như vậy với người thân của ḿnh? Mới đây cựu quan chức t́nh báo Hàn Quốc Ra Jong-yil đă nêu lư do trong cuốn "Con rể của một nền chính trị thần quyền", ông Jang đă bị xử tử v́ dám "mang tư tưởng đổi mới".
Ra c̣n là giáo sư khoa chính trị và từng là đại sứ Hàn Quốc ở Nhật Bản và Anh. Ông viết sách dựa theo các thông tin đă có, nhưng cũng phỏng vấn các nguồn tin ở Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc, gồm những cựu cán bộ cấp cao CHDCND Triều Tiên bỏ trốn vốn đều đề nghị giấu tên.
Theo báo New York Times, cuốn sách của Ra là một biên khảo phong phú về Jang, nạn nhân cao cấp nhất trong cuộc thanh trừng của người cháu trai trẻ Kim Jong-un, kể từ khi nắm quyền lực hồi năm 2011.
Những bữa dạ tiệc có "đội văn công phục vụ" múa thoát y
Hồi giữa những năm 1960, Jang quen cô bạn Kim Kyong-hee khi họ học cùng trường đại học Kim Il-sung. Kim Kyong-hee là con gái nhà lập quốc Kim Il-sung, phải ḷng Jang cao ráo và giỏi hài hước, biết hát và chơi đàn gió (accordion).
Kim Il-sung không chấp nhận cuộc t́nh, nên ông điều chàng trai Jang đến một đại học tỉnh lẻ. Điều này không thể cản con gái ông nhảy lên một chiếc xe Volga đi thăm Jang mỗi cuối tuần.
Khi họ thành vợ chồng năm 1972, đường quan lộ của Jang cất cánh với sự hỗ trợ của anh vợ Kim Jong-il, người con được chỉ định kế nhiệm Kim Il-sung.
Trong cuốn hồi kư, đầu bếp món sushi cho Kim Jong-il từ năm 1998 đến năm 2001 là Kenji Fujimoto (người Nhật) nhớ Jang là người rất thích bày tṛ nghịch ở các bữa dạ tiệc vốn có thể kéo dài đến sáng, thậm chí kéo dài vài ngày.
Sự kiện "đỉnh" ở các bữa tiệc này là "đội văn công phục vụ": các thiếu nữ đẹp nhảy điệu Cancan của Pháp, hát nhạc đồng quê Mỹ hoặc biểu diễn múa thoát y, theo cuốn sách của Ra và lời kể của những cán bộ cấp cao bỏ trốn khỏi Triều Tiên.
Jang cũng vận động các nhà ngoại giao Triều Tiên ở nước ngoài nhập về các sản phẩm sữa Đan Mạch, cá hồi caviar Biển Đen, rượu cognac Pháp và đồ dùng điện Nhật. Đó là những món quà mà Kim Jong-il dành tặng cho người trung thành với ông, ở các bữa tiệc.
Chuyện Jang thường xuyên tiệc tùng với "đội văn công" làm hỏng cuộc hôn nhân của ông với vợ. Các cán bộ cấp cao bỏ trốn khỏi Triều Tiên nói: một bí mật ở B́nh Nhưỡng mà ai cũng biết, là cả hai vợ chồng đều có "quan hệ t́nh cảm ngoài luồng".
Cô con gái rượu Jang Kum-song của họ tự tử ở Paris năm 2006 bằng cách uống thuốc ngủ quá liều, sau khi chính phủ Triều Tiên biết chuyện cô cặp bồ với một thanh niên Pháp và triệu tập cô về nước.
Dù vậy, cuộc hôn nhân của Jang với bà Kim vẫn tồn tại. Khi Kim Jong-il trừng phạt em rể 3 lần v́ "lấn quyền", bà Kim Kyung-hee đều nói anh khoan dung cho chồng bà.
Ông Kim Jong-il gặp "đội văn công phục vụ"
"Pḥ mă" bị buộc tội phản quốc, quan hệ bất chính, âm mưu lật đổ cháu vợ
Theo cuốn sách của Ra, hồi cuối năm 2013, chú dượng Jang của ông Kim Jong-un được đưa đến Học viện quân sự Gang Gun ở ngoại ô B́nh Nhưỡng. Hàng trăm cán bộ được mời đến chứng kiến cảnh xử tử hai trợ lư thân tín của Jang ở ban tổ chức đảng Lao động Triều Tiên:
Theo NIS, Ri Ryong-ha và Jang Su-gil đều bị bắn banh xác bằng đạn súng pḥng không, sau đó đội xử bắn dùng đuốc cháy xác họ. Chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, Jang ngất xỉu.
Không lâu sau, Kim Jong-un xử tử chú dượng, buộc tội ông phản quốc, nhận hối lộ, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ, cố t́nh gây chia rẽ đảng Lao động Triều Tiên. Theo NIS, Jang cũng bị bắn chết bằng đạn pḥng không, cũng tại nơi xử tử hai trợ lư của ông.
Jang bị khai trừ đảng, c̣n bị buộc tội cài cắm người thân vào các vị trí chủ chốt, hưởng lợi bất chính từ việc xuất khẩu khoáng sản. Bản cáo trạng nêu rơ Jang chỉ đứng dậy vỗ tay miễn cưỡng khi Kim Jong-un được công bố chính thức là lănh đạo tối cao.
Năm 2013, sau khi nghe phàn nàn chuyện Jang bành trướng quyền lực, Kim Jong-un ra lệnh ban tổ chức đảng ngưng quản lư một trại đánh cá và một xí nghiệp sữa đặc.
Nhưng các cán bộ trung thành với "Đồng chí số 1" Jang chặn không cho người thi hành lệnh của Kim Jong-un vào các cơ sở này.
Có lẽ đó là cú chọc giận cuối cùng đối với Kim Jong-un, người chưa cảm thấy hoàn toàn yên ổn với quyền lực và rất nhạy cảm với bất kỳ sự thách thức nào vào vị thế lănh đạo tuyệt đối của ông.
Cùng lúc, đối thủ của Jang ở lực lượng mật vụ đang nóng ruột "săn" Jang bằng được.
Ra nói: "Không có dấu hiệu cho thấy ông ta có luật sư hoặc được phép tự bào chữa ở phiên ṭa. Đó không phải là một phiên ṭa, mà là một vụ giết người".
Tên tuổi của Jang bị xóa khỏi mọi thông tin chính thức của Triều Tiên. Hàng trăm cộng sự bị trừng phạt. Vợ ông c̣n sống nhưng bệnh nặng, theo NIS.
Nhưng vài người ở B́nh Nhưỡng vẫn c̣n nhớ vai tṛ của ông, ở các ṭa nhà cao tầng, công viên nước, các dự án lớn mà Jang từng quảng bá để tôn vinh vai tṛ lănh đạo của người cháu vợ.
H́nh ảnh Jang Song-thaek bị bắt ngay giữa cuộc họp
Jang nuôi tham vọng làm thủ tướng Triều Tiên, trở thành "nhà cải cách"
Cuốn sách cũng nêu dù Jang là một gương mặt cũ trong giới lănh đạo chính trị cấp cao Triều Tiên, ông cũng mơ đến chuyện đổi mới quê hương.
Ra nói trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Times: "Với việc ông ấy bị xử tử, Triều Tiên mất luôn người duy nhất có thể giúp đất nước này mở cửa và đổi mới".
Khi Kim Jong-il đột quỵ năm 2008 rồi qua đời năm 2011, Jang giúp cháu vợ Kim Jong-un kế nhiệm. Cùng lúc, ông mở rộng tầm ảnh hưởng và tham vọng.
Jang đấu đá để giành lấy những vụ xuất khẩu than béo bở qua Trung Quốc, giật quyền này khỏi tay quân đội để trao cho ban tổ chức của đảng Lao động Triều Tiên.
Jang cũng trừng trị các đối thủ như Ri Yong-ho, tổng tham mưu trưởng quân đội và U Dong-chuk, thứ trưởng Bộ an ninh quốc gia (cơ quan mật vụ Triều Tiên, theo Times).
Ra viết: chiến dịch gieo tầm ảnh hưởng của Jang nhằm thúc đẩy một cuộc cải cách kinh tế theo mô h́nh TQ. Nhưng đối với Kim Jong-un, đó là điều không thể chấp nhận được, v́ mô h́nh này làm hỏng tính tập quyền của chế độ.
Ra nói không thể xác định chính xác hậu quả của những sự việc dẫn đến việc Jang bị thất sủng. Ở đỉnh cao quyền lực của ông, các h́nh ảnh do giới truyền thông nhà nước Triều Tiên chụp, cho thấy Jang ngồi chống tay lên ghế, tỏ ra chán chường khi cháu trai phát biểu.
Các nhà ngoại giao Triều Tiên bỏ trốn sang Hàn Quốc cũng kể: trong những chuyến đi nước ngoài mua sắm hàng xa xỉ cho Kim Jong-il, Jang uống rượu say, nói toạc chuyện người dân Triều Tiên chết đói hồi giữa những năm 1990.
Ra viết: là "pḥ mă", Jang hưởng lộc không ít từ sự trung thành với chế độ. Nhưng ḍng họ Kim không bao giờ tin cậy Jang, chỉ v́ lư do ông không là máu mủ ruột rà.
Ở thế đứng giữa chừng này, Jang nh́n ra những điều phi lư của chế độ rơ hơn những nhân vật khác trong chế độ ấy.
Ra kể Hwang Jang-yop (bí thư đảng Lao động Triều Tiên, bỏ trốn qua Hàn Quốc năm 1997 và sống lưu vong ở đó cho đến khi chết năm 2010) từng kể lại một lần nói chuyện giữa Hwang với Jang.
Khi được cho biết nền kinh tế Triều Tiên sa sút, Jang đáp mỉa mai: "Làm sao một nền kinh tế đă xuống tận đáy có thể xuống sâu hơn nữa?".
Khi tuyên bố xử tử h́nh Jang, Triều Tiên nói Jang "một tên cặn bă c̣n tệ hơn cả một con chó" và phản bội ḍng họ Kim khi âm mưu tổ chức lật đổ cháu vợ với cớ là nền kinh tế sụp đổ, rồi Jang sẽ tự điều hành đất nước ở vị trí thủ tướng và là "nhà cải cách".
Ngày 26.2, hăng tin UPI dẫn một nhà phân tích Hàn Quốc nói: tham vọng phục hồi một cơ chế quyền lực cũ của Jang Song-Thaek đă khiến lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xử tử chú dượng Jang.
Ko Soo-suk, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện nghiên cứu thống nhất của báo JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) viết Jang muốn nắm ghế thủ tướng trong chính phủ B́nh Nhưỡng.
Ko nói một tài liệu trong bản cáo trạng có nêu tội chống phá nhà nước của Jang: "Jang nuôi một giấc mơ điên và hắn thực hiện bước đầu tiên để nắm lấy địa vị thủ tướng".
Ko viết không như thủ tướng Trung Quốc có tầm ảnh hưởng trong chính sách kinh tế, thủ tướng Triều Tiên chỉ là một vai tṛ lễ nghi, tầm ảnh hưởng thấp trong chế độ.
Việc vạch kế hoạch kinh tế thuộc ban tổ chức đảng Lao động Triều Tiên và thủ tướng phải tuân theo các chỉ đạo của đảng.
Jang là nhân vật số 2 trong chế độ Kim Jong-un, thường xuyên đi TQ và cả Hàn Quốc để học tập chính sách kinh tế và lập kế hoạch, v́ ông chủ trương cải cách kinh tế.
Jang muốn nắm ghế thủ tướng theo mô h́nh thời nhà lập quốc Kim Il-sung. Lúc đó, vai tṛ này phụ trách chính sách kinh tế và Jang có thể phù hợp với một vai tṛ lớn hơn trong lĩnh vực phát triển-tăng trưởng kinh tế.
Ko cũng nêu trong phân tích của ông: các thành viên lănh đạo Triều Tiên không hài ḷng với tham vọng của Jang, nên họ tŕnh những toan tính của Jang trong một cuộc họp với Kim, người đang đi công tác vào thời điểm đó.
Và v́ ông Kim đi vắng, nhóm lănh đạo này đă có thể ra bản án xử tử Jang, đặt Kim Jong-un vào thế đă rồi.
Therealtz © VietBF