Thành phố đông bắc xa xôi của Trung Quốc, gần biên giới với Nga trở thành điểm nóng virus Vũ Hán. Trung Quốc sau khi kiểm soát dịch bệnh th́ số ca nhiễm lại tăng trở lại do người dân ở nước ngoài về.
Trong một nhà máy gỗ ở Tuy Phân Hà, thành phố đông bắc xa xôi của Trung Quốc, khoảng một chục công nhân đang cưa và xếp gỗ. Vào mùa cao điểm, nhà máy ở thành phố nhỏ thuộc tỉnh Hắc Long Giang này, luôn có 200 công nhân. Giờ đây, nỗi sợ nCoV khiến hai phần ba công nhân nghỉ việc.
"Họ nói rơ rằng 'chúng tôi rất sợ, không muốn đến làm nữa', mà chúng tôi không thể ép công nhân", Su Wei, người đứng đầu bộ phận sản xuất và bán hàng của nhà máy chế biến gỗ, nói.
Dù số ca nhiễm nCoV ở nội địa ở Trung Quốc giảm mạnh, nhưng số ca nhiễm ngoại nhập tăng lên, đa số là công dân Trung Quốc về nước. Tuy Phân Hà chỉ cách thành phố cảng Vladivostok của Nga 120 km, đang là điểm nóng nCoV mới v́ làn sóng người Trung Quốc từ Nga về nước qua đường bộ.
Thành phố bắt đầu lệnh hạn chế công dân đi lại hôm 8/4, chỉ cho phép người dân rời nhà ba lần một ngày, gây gián đoạn đời sống và căng thẳng kinh tế. Tính đến 13/4, Tuy Phân Hà đă ghi nhận 322 ca nhiễm trong tổng số 326 ca nhiễm ngoại nhập ở toàn tỉnh Hắc Long Giang.
Huang Jinman, 45 tuổi, công nhân xưởng gỗ, từng lo lắng khi quay lại làm việc, nhưng những biện pháp pḥng ngừa của công ty đă giúp anh xóa đi nỗi sợ.
"Họ phát khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt của chúng tôi hàng ngày. Chúng tôi không đi chỗ nào khác ngoài nhà và xưởng để giảm tối đa tiếp xúc với người khác", Huang nói.
Tuy Phân Hà cách Vũ Hán hơn 2.000 km và suốt nhiều tuần lễ, khi thủ phủ tỉnh Hồ Bắc bị phong tỏa v́ là tâm dịch ở Trung Quốc, người dân Tuy Phân Hà yên tâm rằng ḿnh được an toàn.
"Covid-19 dường như ở rất xa", Su nói.
Nhưng đến cuối tháng 3, mọi việc thay đổi khi xuất hiện ca nhiễm ngoại nhập đầu tiên. Tới ngày 2/4, sở y tế Hắc Long Giang báo cáo có thêm 4 ca. Su cho hay công nhân ngoại tỉnh bắt đầu rời đi, khoảng một nửa nhân viên trong xưởng biến mất. Khách hàng cũng vội vă bỏ đi.
Đơn hàng giảm 30%, Su nói, nhưng vẫn được coi là thành công so với nhiều doanh nghiệp nhỏ trong thành phố phụ thuộc vào thương mại với Nga, đang bị ảnh hưởng nặng hơn rất nhiều. Pan, một thương nhân bán buôn hàng hóa nhập khẩu Nga, cho hay đơn hàng giảm 80%.
"Chẳng c̣n ai đặt hàng cả", anh nói, đứng trong quầy hàng ở chợ Nga Yige'er, nơi tập trung các nhà nhập khẩu và bán buôn đến từ Tuy Phân Hà.
Chợ vắng tanh hôm 16/4, nhiều quầy hàng đóng cửa niêm phong. Những người tiếp tục ở lại th́ thấp thỏm v́ khách hàng có thể nhiễm nCoV.
"Tôi rất sợ, không muốn cho họ vào cửa hàng", Yang, chủ một quầy hàng tạp hóa Nga, nói. "Làm sao mà không sợ được chứ".
Ở một góc Tuy Phân Hà, gần một trường dạy tiếng Nga lâu đời, vài chục công nhân thất nghiệp đang đứng chờ việc, với hy vọng ai đó sẽ thuê họ làm công theo ngày.
Chính quyền Tuy Phân Hà thông báo người làm công nhật phải xin giấy phép lao động, nhưng Zhang Mifu, một trong những người đang đứng bên vệ đường, cho hay ông và người khác không xin được.
"Tôi không có tiền nên phải ra ngoài t́m việc", ông nói.