Nokia và nguy cơ rơi vào 'hiệu ứng Osborne'
Hăng này vẫn là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới về mặt doanh số, tuy nhiên, những ǵ họ đang thực hiện có thể khiến họ trượt chân.
Trong giới công nghệ tồn tại một cụm từ là Osborne Effect (Hiệu ứng Osborne). Thuật ngữ này được đặt theo tên gọi của Adam Osborne, nhà phát minh và là nhà sáng lập công ty Osborne Computer Corporation (Mỹ). Năm 1981, ông giới thiệu cỗ máy Osborne 1 được gọi là máy tính di động đầu tiên được kinh doanh trên thị trường.
Máy tính Osborne 1.
Doanh số bán hàng tăng vọt và đạt tới 10.000 sản phẩm được tiêu thụ mỗi tháng. Con số đó không đáng kể ǵ so với hiện nay, nhưng cách đây 30 năm, nó thực sự là một thành công đột phá.
Tuy nhiên, năm 1983, Osborne nói với mọi người: Hăy đợi đấy, tôi chuẩn bị ra mắt 2 phiên bản siêu việt mang tên Executive và Vixen. Khách hàng nghe lời ông. Họ dừng mua Osborne 1 và chờ đợi. Họ chờ măi cho đến năm 1985, công ty vẫn chưa giới thiệu được model mới và phá sản.
Nokia và nguy cơ rơi vào 'hiệu ứng Osborne'
Giới phân tích lo ngại Nokia có nguy cơ gặp t́nh trạng tương tự. Symbian đang là hệ điều hành phổ biến thế giới nhưng hăng Phần Lan quyết định chuyển giao nền tảng này cho bên thứ ba và 7.000 nhân viên bị cho nghỉ hoặc thuyên chuyển công việc. Trong khi đó, Nokia sẽ tập trung phát triển smartphone dựa trên Windows Phone 7 của Microsoft. Điện thoại Nokia chạy hệ điều hành của hăng phần mềm Mỹ nghe đầy mới mẻ và hứa hẹn, giống như hai hệ thống Executive và Vixen của Osborne vậy.
Đường nào đi lên cho Nokia? Trong ảnh là CEO Nokia Stephen Elop (trái) và CEO Microsoft CEO Steve Ballmer. Ảnh:
AFP.
Động thái này khiến trong 10 tháng tới, nhiều người sẽ không mua sản phẩm của Nokia bởi họ không muốn sở hữu một điện thoại tích hợp nền tảng Symbian gần như đă bị bỏ rơi c̣n thiết bị Windows Phone th́ "saru tháng 10" mới được công bố và năm 2012 mới xuất hiện trên thị trường.
Ngày 31/5, Nokia cho hay họ không chắc có thể thu lợi nhuận từ bộ phận thiết bị và không thể dự đoán doanh thu năm 2011. Các nhà đầu tư thất vọng và cổ phiếu của Nokia giảm tới 20% chỉ trong 1 tuần. Nh́n rộng hơn, giá cổ phiếu đă sụt tới 40,7% từ tháng 2.
"Các nhà sản xuất Trung Quốc cho ra đời sản phẩn nhanh hơn nhiều", một nhân viên của Nokia nhận xét trên báo
The Guardian. "Họ chỉ mất thời gian bằng với việc chúng tôi chỉnh sửa một bài thuyết tŕnh PowerPoint. Họ nhanh nhạy, cho ra thiết bị giá rẻ và đang thách thức chúng tôi".
Châu An
theo vne