Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người Việt ưa thích nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Thậm chí c̣n gây phản tác dụng, có hại sức khỏe không kém.
Ở nước ta, trứng vịt lộn là một trong những món ăn thú vị và ngon bổ bậc nhất, nó thường xuyên có mặt trong bữa sáng của người Việt. Cũng v́ nó quá bổ dưỡng nên nhiều người thường cố gắng ăn thật nhiều, đây chính là sai lầm nghiêm trọng khi ăn trứng vịt lộn khiến bổ đâu chưa thấy mà c̣n rước thêm bệnh.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Dzoăn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng): Trong 100g trứng vịt lộn có chứa 182 kcal, 13.6g protein; 12.4g lipit; 4g glucid; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol... Ngoài ra, c̣n chứa rất nhiều vitamin A, sắt, vitamain C, vitamin B1, B2, PP...
Trong Đông y trứng vịt lộn mang tính hàn, nó có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lư, đau đầu chóng mặt...
Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Thậm chí c̣n gây phản tác dụng, có hại sức khỏe không kém.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn gây hại cho cơ thể như thế nào?
- Tăng cholesterol: Theo BS Tường Vi, chất béo của trứng có tỷ lệ cholesterol cao v́ vậy có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, sẽ không tốt đối với những người bị các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp, tim mạch, người thừa cân và béo ph́…
- Gây hại cho người bệnh gút: Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), trứng vịt lộn là món ăn giàu đạm, nhiều dinh dưỡng, do đó càng ăn nhiều càng gây tăng lượng protein trong máu khiến t́nh trạng bệnh gút trở nên nguy hiểm hơn.
- Gây hại cho thận: Những bệnh nhân mắc bệnh thận đều sẽ gặp vấn đề lớn trong quá tŕnh trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
- Làm hại gan, tim: Theo PGS.TS. Trần Đ́nh Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Gây hại đường tiêu hóa: Trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng, hại đường tiêu hóa.
- Gây ra t́nh trạng cao huyết áp : Trứng vịt lộn có chứa một lượng lớn chất đạm và cholesterol - 2 chất này nếu nạp một lượng lớn vào người th́ sẽ gây nên t́nh trạng cao huyết áp.
- Làm suy giảm khả năng t́nh dục ở cả nam lẫn nữ: Lương y Sáng cho biết trứng vịt lộn nên ăn với rau răm để điều ḥa âm dương. Trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí. Tuy nhiên, ăn rau răm thường xuyên sẽ làm giảm ham muốn t́nh dục cả ở phụ nữ và nam giới.
Vậy trứng vịt lộn ăn nhiêu bao nhiêu là tốt?
Thời điểm thích hợp nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng nhưng không nên ăn quá thường xuyên và ăn nhiều vào mỗi lần. Lượng ăn phù hợp cho từng đối tượng là:
- Trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn, ăn nhiều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
- Trẻ từ 5 tuổi nên ăn nửa quả/lần. Mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu b́, ảnh hưởng quá tŕnh h́nh thành xương...
- Người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối v́ quá tŕnh trao đổi chất diễn ra ít hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi ăn nhiều.
VietBF@sưu tập