VBF-NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU: NGUYỄN HỮU THỊ LAN là con nhà giàu có nhất Nam Kỳ. 12 tuổi Hoàng hậu qua Pháp học, lúc quay về gặp Vua Bảo Đại. Xoay quanh việc Nguyễn Hữu Thị Lan làm sao có thể được Vua Bảo Đại chọn và c̣n ra những điều kiện để được phong làm Hoàng Hậu, mời quư vị đọc.

NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU: NGUYỄN HỮU THỊ LAN
(1914 - 1963)
Nguyễn Hữu Thị Lan có tên thánh là Marie-Thérèse, quê tỉnh Định Tường. Thân phụ là ông Nguyễn Hữu Hào, mẹ là Lê Thị Bính. Ông ngoại là ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ có công đức xây nhà thờ “Huyện Sĩ”, ông là người giàu có nhất Nam Kỳ nên có câu: “ Nhất Sĩ, nh́ Phương, tam Xường, tứ Trạch” (Trần Trinh Trạch cha công tử Bạc Liêu).
Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan 12 tuổi, qua Pháp học trường danh tiếng là Couvent des Oiseaux ở thành phố Paris. Năm 1932, tốt nghiệp Tú tài toàn, về nước trên tàu D’Artagnan cùng tàu vua Bảo Đại hồi loan.
Năm sau, vua Bảo Đại lên nghỉ mát ở Đà Lạt, Toàn quyền Pháp là Pasquier và Darle là Đốc lư Đà Lạt, trong buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace. Họ dàn xếp để Nguyễn Hữu Thị Lan là người quốc sắc thiên hương gặp Bảo Đại.
Bảo Đại đă nhắc lại cuộc t́nh duyên này trong cuốn “Con rồng Việt Nam”: “Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm t́nh. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do đấy, tôi đă chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.
Khi Bảo Đại hỏi cưới th́ gia đ́nh của Nguyễn Hữu Thị Lan đă đ̣i hỏi 4 điều kiện chính:
1- Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu trong ngày cưới.
2- Được giữ nguyên đạo Công Giáo và các con khi sinh ra được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3- Vua Bảo Đại vẫn giữ đạo Phật.
4- Phải được Ṭa Thánh cho phép, đặc biệt sau khi hai người thành hôn vẫn giữ tôn giáo của ḿnh.
Ngày 20-3-1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, vua tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ, v́ vợ các vị Tiên vương chỉ được phong Vương phi, sau khi mất mới truy phong Hoàng hậu.
Hoàng hậu đă tham gia việc từ thiện đi thăm các nơi: Nữ công học hội, các tổ chức của phụ nữ, Trường nữ Đồng Khánh, nhà thờ...
Bà sinh Thái tử Bảo Long (1936), Công chúa: Phương Mai (1937), Phương Liên (1938), Phương Dung (1942) và Hoàng tử Bảo Thắng (1943).
Hoàng hậu đă khéo léo đem lại ḥa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn.
Năm 1945, quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh ở miền Nam có ư đồ tái chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Bà đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu, rất lo lắng cho quê hương nên gởi một Thông điệp lên án hành động xâm lăng của thực dân Pháp: “Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đă thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng v́ ḷng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mănh đất vốn đă có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đă từng đau khổ v́ chiến tranh hăy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi”.
Năm 1950, Hoàng hậu Nam Phương và các con qua Pháp sống ở Paris, đến năm 1958, mua nhà ở làng Chabrignac thuộc tỉnh Corrèze cách xa Paris 500km về phía Nam.
Bà mất ngày 14-9-1963 (49 tuổi).
Trên mộ đề chữ Hán “Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng” và chữ Pháp: “Ici Repose L’Impératrice D’Annam Née Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan” (Đây Là Nơi An Nghĩ Của Hoàng Hậu An Nam, Nhũ Danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan)!
Cảm niệm: Nam Phương Hoàng Hậu
Hoàng hậu Nam Phương, sắc tuyệt trần!
Thương đời, ngoan đạo, thiết tha tâm
Mong quê quang phục, luôn mong mỏi
Ngại Pháp xâm lăng, luống ngại ngần!
Nguyễn Lộc Yên