Giá Bitcoin bị rơi thê thảm xuống chỉ còn 77,000 USD vào rạng sáng hôm nay 11/3, đánh dấu mức giao dịch thấp nhất mà đồng tiền số ghi nhận được kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

(Ảnh: Forkast)
Theo số liệu từ
CoinMarketCap, thị trường tiền mã hóa đang trải qua cú bị "sập" dữ dội. Rạng sáng 11/3, giá Bitcoin đã lao một mạch xuống dưới mốc 77,000 USD, qua đó tạo ra mức giá trị thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Tính từ giá cao điểm lịch sử được thiết lập ra hồi trung tuần tháng 12/2024, giá Bitcoin đã bị sụt giảm một mạch gần 30,000 USD.
Vốn thị trường tiền số của Bitcoin tiếp tục bị "bốc hơi" 100 tỷ USD và đã thu hẹp xuống chỉ còn 1,540 tỷ USD. Đáng chú ý hơn, nhịp điều chỉnh đã kéo dài từ cuối tháng 1 đến nay đã xóa hết mọi thành quả mà Bitcoin đã tạo dựng được kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11/2024.
Song, phần còn lại của thị trường lại có diễn biến tồi tệ hơn nhiều. Các đồng tiền mã hóa đứng sau Bitcoin không chỉ chìm trong màu sắc đỏ mà còn bị điều chỉnh với biên độ lớn, hầu hết trên 2 con số.
Một số đồng tiền số lớn như Ethereum, Solana, Binance Coin… thậm chí còn rơi xuống thấp nhất hơn 1 năm qua.
Điều gì xảy ra với Bitcoin?
Theo tin từ
Bloomberg, trong suốt nhiều tháng qua, giới đầu tư yêu thích tiền mã hóa đã rót hàng tỷ USD vào đòn bẩy, đồng thời kỳ vọng rằng Tổng thống Donald Trump sẽ cho dỡ bỏ các quy định đối với ngành tiền tệ non trẻ này và mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng mới cho tài sản kỹ thuật số.
Thế nhưng, giờ đây, nhóm đầu tư nhỏ lẻ đang phải hứng chịu cú bán tháo mạnh mẽ trên Wall Street, chủ yếu đến từ mối lo ngại về những chính sách khó lường của Trump. Hầu hết tài sản kỹ thuật số đều bị lao dốc, một phần do sự thất vọng khi các chính sách phục vụ ngành này của Trump không đáp ứng được kỳ vọng.
Chỉ cần nhìn vào một nhóm quỹ ETF tập trung vào các tài sản số hoặc chủ đề liên quan đến tiền mã hóa là có thể thấy rõ điều này. Hai trong số những quỹ ETF thua lỗ nặng nhất hôm thứ 10/3 là các quỹ đòn bẩy đặt cược vào
Strategy (tiền thân là
MicroStrategy) công ty nắm quyền sở hữu Bitcoin nhiều nhất thế giới với mức sụt giảm đến hơn 30% chỉ trong một ngày.

(Ảnh: CoinMarketCap)
Một quỹ khác tập trung vào
Robinhood Markets, nơi giao dịch được giới đầu tư tiền số ưa chuộng, đã bị lao dốc đến 40%. Các quỹ Bitcoin có đòn bẩy đã bị thiệt hại khoảng 20%, trong khi các quỹ tập trung vào Ether bị giảm 26% giữa bối cảnh thị trường bị cho bán tháo trên diện rộng.
Những tài sản và công ty làm nền tảng cho các quỹ đòn bẩy này từng được xem là trụ cột của hệ thống giao dịch tiền mã hóa, vốn đã được thúc đẩy mạnh mẽ kể từ khi ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ đã thể hiện quan điểm ủng hộ đối với ngành này, cam kết xây dựng một kho dự trữ chiến lược quốc gia và thổi bùng tinh thần "đầu cơ" bằng cách ra mắt đồng memecoin của riêng mình. Sau cuộc bầu cử, giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đều đã tăng vọt.
Tuy nhiên, những người trong ngành đang ngày càng lo lắng về cách mà chính phủ Trump thực sự hành động đối với loại tiền mã hóa.
Việc Tổng thống tuyên bố kho dự trữ chiến lược sẽ bao gồm các altcoin như XRP, SOL và ADA đã gây ra nhiều thất vọng. Hơn nữa, hội nghị thượng đỉnh về tiền số do Tòa Bạch Ốc tổ chức hôm 7/3 bị đánh giá là chỉ mang tính
"đánh bóng hình ảnh" chứ không đem lại nội dung thực chất.
"Chúng ta vẫn đang trong trạng thái chờ đợi và theo dõi", 2 chuyên gia Donovan Choy và Macauley Peterson từ
Blockworks có nhận định.
Các khoản đầu cơ đồng loạt bị lao dốc
Các quỹ ETF cũng đang chịu lỗ nặng khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về viễn cảnh suy thoái kinh tế. Chỉ số S&P 500 đã xóa sạch toàn bộ mức tăng kể từ sau cuộc bầu cử, trong khi những cái tên đầu cơ từng hưởng lợi từ
"Trump trade" lại bị lao dốc nhanh hơn cả.
Ngày càng nhiều kinh tế gia đã gióng hồi chuông cảnh cáo về nguy cơ kinh tế suy thoái. Đầu tháng này, mô hình dự báo của
JPMorgan Chase cho thấy xác suất thị trường ngầm định về một cuộc suy thoái đã tăng lên 31%, trong khi mô hình tương tự của
Goldman Sachs cũng chỉ ra rằng rủi ro kinh tế Mỹ bị suy giảm đang nhích lên.
"Trong bối cảnh thị trường ảm đạm như vậy, bạn sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều tài sản có mức độ biến động cao như những quỹ ETF đòn bẩy này", Todd Sohn, chiến lược gia về ETF tại
Strategas, đưa ra nhận định.
Bản thân Tổng thống Trump cũng cho rằng tình trạng hỗn loạn trên thị trường hiện tại có thể là một phần của giai đoạn chuyển đổi cần thiết khi các chính sách mới của ông dần dần gây tác động lên nền kinh tế. Theo Michael O’Rourke, chiến lược gia trưởng tại
JonesTrading, việc các tài sản đầu cơ bị cho bán tháo mạnh là điều có thể hiểu được dưới góc nhìn đó.
"Đây là những khoản đặt cược có đòn bẩy, thực chất là đánh bạc vào những mảng đầu cơ nhất của thị trường chứng khoán. Cách mà giá trị của chúng được đẩy tăng vọt trước đó đáng lẽ đã là tín hiệu cảnh cáo rằng chúng cũng có thể bị sụp đổ nhanh không kém, nếu không muốn nói là còn nhanh hơn", O’Rourke chia sẻ.
Thật khó để giữ niềm tin vào tiền mã hóa khi có quá nhiều lo ngại bao trùm toàn bộ thị trường
Hai quỹ đòn bẩy dựa trên
Strategy hiện đã bị giảm khoảng 45% kể từ đầu năm cho đến nay. Quỹ
GraniteShares 2x Long COIN Daily ETF của sàn giao dịch
Coinbase Global đã bị mất hơn 55% kể từ cuối năm 2024. Một quỹ đòn bẩy kép khác dành cho Bitcoin, giao dịch dưới mã
BITX, đã sụt giảm 35% khi giá Bitcoin giảm xuống 16%.
Quỹ
ETF iShares Bitcoin Trust trị giá 50 tỷ USD ghi nhận dòng tiền chảy vào lớn nhất trong một tuần vào đầu tháng 12/2024, với hơn 2,6 tỷ USD. Nhưng đến tháng 2 năm nay, quỹ này lại chứng kiến tháng bị rút vốn lớn nhất với gần 800 triệu USD bị rút ra. Dù chưa hết tháng 3, con số này đã lên đến 130 triệu USD.
Không chỉ tiền mã hóa lao dốc, các quỹ ETF kỹ nghệ có tính đầu cơ cao và các quỹ liên quan đến Elon Musk cũng đang bị sụt giảm mạnh. Quỹ
Direxion Daily TSLA Bull 2X Shares chuyên tận dụng độ biến động của cổ phiếu Tesla, đã giảm hơn 70% trong năm nay giữa lúc cổ phiếu hãng xe điện này đang bị cho bán tháo. Các quỹ tìm cách nhân đôi lợi nhuận của
Palantir Technologies cũng bị mất khoảng 20% chỉ trong ngày 10/3.
Có lẽ không quỹ nào thể hiện rõ mối liên kết giữa tiền mã hóa và Musk hơn quỹ
ARK Innovation ETF của Cathie Wood, với danh mục đầu tư tập trung vào kỹ nghệ đột phá. Quỹ này đã giảm đến 16% từ đầu năm đến nay và bị rút ra khoảng 240 triệu USD. Hai năm trước đó, quỹ này bị rút tổng cộng gần 4 tỷ USD. Các khoản nắm giữ lớn nhất của ARK bao gồm Tesla của Musk cũng như cổ phiếu của Coinbase, Robinhood và Palantir.
"Dù tiền mã hóa vẫn có nhiều động lực tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là dưới một chính quyền thân thiện, nhưng vấn đề ở đây vẫn là một loại tài sản rủi ro cao với giá trị chủ yếu dựa trên tâm lý hơn là yếu tố đầu tư căn bản. Và thật khó để giữ niềm tin vào tiền mã hóa khi có quá nhiều mối lo ngại đang bao trùm toàn bộ thị trường", Roxanna Islam, Trưởng bộ phận nghiên cứu ngành và lĩnh vực tại
TMX VettaFi, có nhận xét.