Vấn đề mở lại đường ống Nord Stream để nhập khẩu khí đốt Nga tiếp tục 'nóng' trên chính trường Đức.
Các nghị sĩ của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tạo ra một cuộc tranh luận chính trị ở Đức khi hoan nghênh sáng kiến của Mỹ về việc sửa chữa và mở lại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ở Biển Baltic giữa Nga và Đức.
Thứ Tư (26/4), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov xác nhận rằng Nga và Mỹ đă thảo luận về khả năng tái khởi động đường ống Nord Stream trong cuộc đàm phán về Ukraine. Tờ báo Handelsblatt (Đức) đưa tin rằng một nhà đầu tư Mỹ đă nộp đơn lên chính phủ Mỹ để mua đường ống này.
Thành viên đảng CDU tại Hạ viện Đức (Bundestag), Thomas Bareiss hoan nghênh ư tưởng này trong một bài đăng trên LinkedIn, trong đó ông nhận xét “những người bạn Mỹ của chúng ta thật năng động”.
“Khi ḥa b́nh được lập lại, quan hệ sẽ b́nh thường hóa, sớm hay muộn th́ lệnh cấm vận sẽ được dỡ bỏ. Và tất nhiên, khí đốt có thể chảy trở lại, có thể qua đường ống do Mỹ kiểm soát”, ông viết.
Jan Heinisch, Phó Chủ tịch CDU tại bang Nordrhein-Westfalen, cũng bày tỏ ủng hộ. “Nếu đạt được ḥa b́nh, chúng ta phải được phép nói về việc mua khí đốt Nga”, Heinisch nói với Politico.
Bộ Kinh tế Đức, hiện vẫn do Đảng Xanh kiểm soát trong chính phủ liên minh của cựu Thủ tướng Olaf Scholz, đă bác bỏ ư tưởng tái nhập khẩu khí đốt Nga. Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi tin đồn về các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Nga lần đầu xuất hiện vào tháng 3, người phát ngôn của bộ cho biết: “Sự độc lập khỏi khí đốt Nga có tầm quan trọng về quốc pḥng và chiến lược đối với chính phủ Đức, và họ sẽ giữ vững điều đó”.
Nhưng Đức sắp thành lập một chính phủ mới, gần như chắc chắn dưới sự lănh đạo của Thủ tướng Friedrich Merz (lănh đạo CDU), với SPD là đảng liên minh cấp dưới. Tuy nhiên, việc quay lại mua khí đốt của Nga sẽ là một bước ngoặt lớn đối với Đức.
Đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) bày tỏ vui mừng khi thấy những b́nh luận của ủy viên Bareiss.
“Tôi hoan nghênh ủy viên CDU theo đuổi chính trị v́ lợi ích”, đồng lănh đạo đảng AfD Tino Chrupalla nói với đài truyền h́nh ZDF. “Chúng ta cần quay lại nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga, dưới sự kiểm soát của các đối tác thương mại liên quan”.
Kể từ khi cắt đứt quan hệ với năng lượng Nga, EU đă chuyển sang nhập khẩu LNG đắt đỏ, chủ yếu từ Mỹ. Sự thay đổi này đă đẩy giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu lên mức cao nhất trong 2 năm. Tại Đức, chi phí năng lượng khiến ngành công nghiệp – trụ cột kinh tế – rơi vào khó khăn chưa từng có khi hàng triệu việc làm bị mất và nhà máy đóng cửa hàng loạt.
Achim Dercks, phó giám đốc Pḥng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK), tuyên bố giá năng lượng tại nước này thuộc hàng cao nhất thế giới. Điều này khiến Đức “không c̣n khả năng cạnh tranh” với vị thế là một trung tâm sản xuất không chỉ ở châu Âu mà c̣n trên toàn cầu, Dercks cho biết.
VietBF@ Sưu tập