Dù sinh ra tại Hàn Quốc, Minh, một cô gái Hàn gốc Việt, không được cấp quốc tịch v́ là con của hai người Việt cư trú bất hợp pháp, điều này đă khiến cô bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp.
Minh, 23 tuổi, cùng hai em gái sống ở Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, đều mang hai tên. Khi chào đời, Minh được đặt tên tiếng Hàn, nhưng khi lớn lên, họ buộc phải sử dụng tên tiếng Việt để hợp pháp hóa t́nh trạng cư trú của ḿnh tại Hàn Quốc.
Bố mẹ Minh đến Hàn Quốc từ Việt Nam vào năm 2002 với tư cách là thực tập sinh công nghiệp, nhưng sau đó đă bỏ công việc v́ điều kiện làm việc không tốt. V́ là cư trú trái phép, cả ba chị em Minh đều sinh ra và lớn lên mà không có bất kỳ giấy tờ hợp pháp nào.
Dù được học tại trường công lập và sử dụng tiếng Hàn như tiếng mẹ đẻ, nhưng họ không được công nhận là công dân Hàn Quốc. Minh luôn lo sợ bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ khi ra ngoài, thậm chí không dám đến bệnh viện mỗi khi đau ốm.
Minh chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất lạc lơng, tự hỏi: 'Ḿnh là ai?', mỗi khi có ai đó đối xử với tôi như thể là người nước ngoài."
Cuộc sống của Minh bắt đầu thay đổi khi cô lên lớp ba, khi những đứa trẻ khác trong trường bắt đầu trêu chọc.
"Bạn bè hỏi tôi có phải là người nhập cư bất hợp pháp không? Tôi thậm chí không hiểu những từ đó nghĩa là ǵ. Khi tôi hỏi, bố mẹ trả lời: 'Đừng gây chú ư, nếu không con có thể bị đuổi khỏi Hàn Quốc'," Minh kể lại, cho biết cô từng rất ḥa đồng, nhưng dần dần đă thu ḿnh lại từ đó.
Hồi tiểu học, Minh đă giành giải cao trong một cuộc thi hợp xướng và có cơ hội du học, nhưng cô phải từ bỏ v́ không có hộ chiếu. Sau đó, Minh học trung học tại một trường chuyên về âm nhạc, với ước mơ trở thành chuyên gia âm thanh sân khấu.
Những người thân quen gọi Minh bằng tên tiếng Hàn và coi cô như một người Hàn Quốc. Bạn bè ở trường trung học cũng động viên cô, luôn khẳng định: "Bạn tất nhiên là người Hàn rồi."
Sau khi tốt nghiệp trung học, Minh không kịp xin thị thực sinh viên và không thể vào đại học đúng ngành, cô phải chuyển sang học ngành truyền thông đa phương tiện. Trong thời gian học đại học, Minh thường bị bạn bè trêu chọc v́ họ nghĩ cô là người ngoại quốc. Mỗi khi cần xuất tŕnh giấy tờ, cô phải sử dụng tên tiếng Việt trên thẻ ngoại kiều.
Minh tốt nghiệp đại học với thành tích xuất sắc, nhưng gặp khó khăn trong việc t́m kiếm công việc. Theo quy định, người nước ngoài tốt nghiệp tại Hàn Quốc phải t́m công việc liên quan đến ngành học của ḿnh. Minh đă nộp hồ sơ vào hơn 50 công ty, nhưng không nhận được phản hồi nào.
Khi biết bạn cùng khóa với điểm số kém hơn ḿnh đă t́m được việc làm, Minh không khỏi cảm thấy bất công. Nếu không t́m được việc trong ṿng ba năm, cô có thể sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc.
Khi chưa có tư cách lưu trú hợp pháp, Minh phải chứng minh số dư tài khoản ngân hàng để xin các giấy tờ như thị thực sinh viên. V́ gia đ́nh không có tiền, cô không thể xin việc hợp pháp, phải gửi đơn lên Bộ Tư pháp Hàn Quốc để xin giảm yêu cầu về số dư tài khoản, rồi phải vay tiền và làm việc bất hợp pháp để có thể ở lại.
Với Minh, Hàn Quốc là quê hương của cô. Cô cho biết đă nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều người Hàn Quốc.
"Cha xứ, giáo dân ở nhà thờ giúp đỡ chúng tôi trang trải một phần chi phí sinh hoạt. Khi tôi bị viêm dạ dày, một bác sĩ đă chữa miễn phí cho tôi. Các giáo viên chủ nhiệm cũng giúp tôi nhập học vào trường cấp 2, cấp 3," Minh kể.
Minh đang t́m cách để được công nhận là công dân Hàn Quốc, dù cho cô cảm thấy cuộc sống ở đây giống như một "cuộc chiến sinh tồn."
"Để có thể trở thành công dân Hàn Quốc, tôi cần ít nhất 14 năm. Tôi phải cư trú thêm 4 năm theo thị thực lao động để có thị thực cư trú, sau đó sống thêm 5 năm nữa để có quyền thường trú, rồi phải đợi thêm 5 năm nữa mới có thể nộp đơn xin nhập tịch," Minh chia sẻ, mắt đỏ hoe. "Tôi đă nghĩ đến việc từ bỏ, nhưng không muốn 20 năm sống ở Hàn Quốc trở nên vô nghĩa."
Mạng lưới Trẻ em Di cư đă đưa trường hợp của Minh vào đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc. Theo khuyến nghị của ủy ban này, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đă thiết lập cơ chế đăng kư lưu trú tạm thời cho trẻ em nhập cư không giấy tờ. Chương tŕnh này đă được triển khai và đang được xem xét gia hạn.
"Hy vọng con đường trở thành công dân Hàn Quốc hợp pháp sẽ sớm được mở ra," Minh nói.
VietBF@ Sưu tập