Các trợ lư Nhà Trắng đă phải xem xét nhiều phương án để đáp ứng những mục tiêu dường như mâu thuẫn trong chiến lược đánh thuế của ông Trump.
Trong thời gian cuối cùng trước "ngày giải phóng", thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đ̣n thuế đối ứng với hơn 180 đối tác thương mại trên toàn cầu, các trợ lư ở Nhà Trắng đối mặt với một nhiệm vụ rất khó khăn.
Khi chuẩn bị các biện pháp áp thuế, ông Trump muốn họ tăng nguồn thu đáng kể cho chính phủ Mỹ, đồng thời phải gửi đi tín hiệu ổn định và đáng tin cậy cho các công ty đầu tư vào nước này, theo nguồn tin am hiểu vấn đề.
Một mức thuế chung toàn diện, lâu dài sẽ phù hợp với các mục tiêu này. Việc áp một mức thuế chung cũng sẽ giúp ngăn chặn các công ty né thuế bằng cách chuyển sản xuất sang các nước khác, vấn đề quan trọng với đội ngũ kinh tế của ông Trump.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump cũng thích ư tưởng đối ứng, trong đó Washington áp mức thuế tương ứng với các nước đánh thuế Mỹ. Với cách tiếp cận này, biểu thuế của Mỹ với từng quốc gia được điều chỉnh theo thuế quan và chính sách kinh tế của họ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida ngày 3/4. Ảnh: AP
Hai mục tiêu này gần như mâu thuẫn nhau. Một quan chức cấp cao chính quyền mô tả đây như trận "bóng bàn" giữa thuế toàn diện và thuế đối ứng.
Một mặt, ông Trump coi thuế toàn diện như một biện pháp đơn giản và dễ giải thích với công chúng. Mặt khác, các cố vấn như giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick cho rằng người Mỹ sẽ hiểu rơ nguyên tắc "ăn miếng trả miếng" của thuế đối ứng.
Trong cuộc họp chiều 31/3 với các cố vấn thương mại, ông Trump yêu cầu họ đưa ra mức thuế cụ thể cho các nền kinh tế, bước đầu để tạo biểu đồ thuế quan mà ông trưng ra khi công bố đ̣n thuế tại Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 2/4. Các số liệu không nhất thiết phải khớp với mức thuế mà các nước áp với hàng nhập khẩu Mỹ.
Để đáp ứng yêu cầu của Tổng thống, các trợ lư quyết định chuẩn bị cả hai phương án cho thuế toàn diện và thuế đối ứng.
Chiều 1/4, trong cuộc họp tại Pḥng Bầu dục, ông Trump muốn chọn thuế đối ứng, mặc dù kế hoạch cũng gồm mức thuế toàn diện 10% cho tất cả các nước.
Nhà Trắng đă nhận được nhiều lời kêu gọi từ các ngành công nghiệp và công đoàn, cảnh báo không nên chọn cách áp thuế tối đa. Các nhà lập pháp và chiến lược gia đảng Cộng ḥa cũng bày tỏ lo ngại về giá cả leo thang v́ thuế quan mới. Ngay cả một số người ủng hộ kế hoạch đánh thuế của ông Trump cũng cảnh báo Tổng thống "đừng quá tay".
Nhiều nhân viên cấp cao của ông Trump đôi lúc trở nên bực bội trong các cuộc thảo luận về thuế, theo nguồn tin am hiểu vấn đề. Có nhiều người đă cố gắng thuyết phục ông từ bỏ biện pháp đánh thuế, điều mà ông đă tin tưởng suốt nhiều thập kỷ. Một quan chức cấp cao chính quyền cho biết có lẽ ngoại trừ ông Trump, hầu hết quan chức Nhà Trắng đều mệt mỏi khi nói về thuế quan.
Quyết định cuối cùng được đưa ra ngay trước hạn chót ngày 2/4 của ông Trump. Kết quả là một đ̣n thuế gây chấn động với hơn 180 đối tác thương mại của Mỹ. Khoảng một nửa số nền kinh tế chịu mức thuế chung là 10%, có hiệu lực từ ngày 5/4. Các đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ chịu mức cao hơn, lên tới 50%, áp dụng từ 9/4.
Trong số các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng nhiều nhất có Liên minh châu Âu (EU), nơi sẽ phải đối mặt mức thuế 20% theo kế hoạch trên, và Trung Quốc, nước sẽ phải chịu thêm 34% thuế ngoài mức 20% hiện tại.
Chính quyền ông Trump cho biết việc giữ một mức thuế chung 10% bên cạnh mức thuế đối ứng là cần thiết để ngăn các nước né thuế bằng cách sản xuất hàng hóa và sau đó chuyển đến các nơi không bị đánh thuế rồi xuất sang Mỹ. Đó là lư do danh sách áp thuế của Nhà Trắng bao gồm cả những nơi hẻo lánh như Quần đảo Heard và McDonald, vốn là không có người ở và chỉ có chim cánh cụt sinh sống.
Nhà Trắng dường như cũng đă chú ư đến những cảnh báo về thuế trước đó. Mức thuế chung đă được chốt ở mức 10% thay v́ 20% như đề xuất từng được thảo luận, theo nguồn tin am hiểu vấn đề. Mức thuế mới cũng không cộng dồn thêm vào mức thuế hiện tại dành cho các mặt hàng nhập khẩu như ôtô và thép.
Dù vậy, thông báo về mức thuế mới đă gây bất ngờ với nhiều người. Nhiều giám đốc điều hành doanh nghiệp nổi tiếng ở Mỹ không được mời đến Vườn Hồng và cũng không được cung cấp thông tin trước sự kiện. Một số ít giám đốc được mời tham dự cho biết họ cũng không biết ǵ về thông báo thuế trước khi lên máy bay tới Washington.
Sau tuyên bố của ông Trump, bầu không khí ở Washington đă trở nên căng thẳng. Tại bữa tối được lên lịch trước do Hội đồng Ngoại thương Quốc gia tổ chức ngày 2/4, một số người tham dự từ cả hai đảng đều phản đối thuế quan. Nghị sĩ Dân chủ Ted Lieu gọi chúng là biện pháp điên rồ.
Các cố vấn Nhà Trắng đă nhanh chóng lên tiếng bảo vệ quyết định của Tổng thống. "Tôi không nghĩ Tổng thống Trump sẽ đảo ngược đ̣n thuế quan. Thế giới nên ngừng lợi dụng Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick nói với CNN ngày 3/4.
Quan chức Nhà Trắng khẳng định thuế quan mới nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại, thúc đẩy sản xuất của Mỹ và tăng doanh thu chính phủ. Ông Trump đă nhiều lần khẳng định nước Mỹ thịnh vượng nhất vào cuối những năm 1800 và đầu 1900, thời điểm Washington áp đặt thuế cao như phương tiện chính để tạo doanh thu cho chính phủ liên bang.
Nhưng ông Trump sau đó khẳng định sẵn sàng đàm phán với các nước về thuế đối ứng và giảm thuế nếu "họ trao cho chúng tôi thứ ǵ đó tốt đẹp". Chính quyền Mỹ cho biết mức thuế cơ bản 10% sẽ không thể thay đổi, nhưng các thuế suất cao hơn có thể được điều chỉnh sau đàm phán.
"Ông ấy sẽ đàm phán với tất cả các nước", Steve Bannon, cựu chiến lược gia Nhà Trắng và hiện vẫn có quan hệ thân thiết với ông Trump cùng các trợ lư, nói.
Nhà Trắng đă liên tục nhận những cuộc gọi bày tỏ lo ngại về mức thuế mới kể từ khi thông báo. Một số cố vấn lo ngại rằng t́nh h́nh sẽ c̣n tệ hơn.
VietBF@sưu tập