Trong bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài với Mỹ, Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện rằng nước này có thể đảm bảo an ninh năng lượng mà không cần phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, Bắc Kinh phải giải quyết một nút thắt then chốt: cảng Santos - cửa ngơ chính xuất khẩu nông sản của Nam Mỹ và là niềm hy vọng lớn nhất để thay thế nguồn cung từ Mỹ.
Nguồn cung tiềm năng mới của Trung Quốc
Nằm bên bờ Đại Tây Dương của Brazil, cảng Santos hiện là điểm trung chuyển chủ lực của đậu tương, ngô và đường - 3 mặt hàng nông sản chiến lược mà Trung Quốc muốn thay thế nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, cảng này lại đang trong t́nh trạng quá tải nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng xuống cấp, và thường xuyên xảy ra đ́nh công.
Để ứng phó với t́nh trạng thiếu đất canh tác và nước ngọt trong nước, Trung Quốc từ nhiều năm nay đă theo đuổi chiến lược mở rộng chuỗi cung ứng nông sản sang Nam Mỹ. Đặc biệt, tập đoàn nông nghiệp quốc doanh Cofco đang hoàn tất 3 silo khổng lồ tại Santos, mỗi chiếc lớn bằng một ṭa nhà chung cư, nhằm nâng công suất xuất khẩu từ 4,5 triệu lên 14 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, dự án này phải đến năm sau mới có thể hoạt động hết công suất.
Cofco đă vào thị trường Brazil từ năm 2014 sau khi mua lại hăng Nidera (Hà Lan) và bộ phận kinh doanh nông nghiệp của tập đoàn Noble (Hồng Kông). Trước khi có quyền khai thác cảng riêng, Cofco phải thông qua bên thứ 3 để xuất hàng, khiến chi phí tăng khoảng 15%. Từ tháng 3/2022, Cofco đă giành được hợp đồng thuê 25 năm để phát triển bến STS11 tại Santos với cam kết đầu tư 285 triệu USD.
Ngoài ra, các "ông lớn" Trung Quốc khác cũng đang mở rộng đầu tư ở Nam Mỹ. China Merchants Port Holdings đă chi 925 triệu USD để mua 90% cổ phần tại cảng Paranaguá vào năm 2017. China Railway đang thi công tuyến đường sắt nối trung tâm nông nghiệp Brazil đến các cảng phía đông và bắc.
Ở Peru, Cosco Shipping đang hoàn tất một cảng nước sâu trị giá 3,5 tỷ USD nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển sang châu Á. Bắc Kinh thậm chí đă đề xuất xây dựng một tuyến đường sắt xuyên lục địa từ bờ biển Thái B́nh Dương (Peru) sang Đại Tây Dương (Brazil).
Brazil hưởng lợi, nhưng chưa sẵn sàng
Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, khi Mỹ áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc và Bắc Kinh trả đũa bằng cách giảm nhập hàng Mỹ, Brazil đă nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nông sản. Theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), từ năm 2017 đến 2024, Trung Quốc đă tăng nhập khẩu đậu tương từ Brazil 35%, lên 73 triệu tấn, trong khi giảm nhập từ Mỹ 14%, c̣n 27 triệu tấn.
Đến năm 2023, Brazil chiếm tới 25% tổng kim ngạch nông sản nhập khẩu của Trung Quốc, trong khi Mỹ chỉ c̣n 14%. Trong đó, khoảng 70% lượng đậu tương nhập khẩu từ Brazil được vận chuyển qua cảng Santos, phần c̣n lại qua Paranaguá và các cảng phía bắc như Itaqui và Barcarena.
Tuy nhiên, chuyên gia Plinio Nastari từ công ty tư vấn Datagro chỉ ra: “Brazil có nhiều tiềm năng, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường này có thể vẫy đũa thần và ngay lập tức tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc.”
Thực tế, Santos đang oằn ḿnh xử lư khối lượng hàng hóa vượt ngưỡng an toàn. Năm 2023, cảng này xử lư tới 180 triệu tấn hàng hóa, 60% trong số đó là nông sản. Theo Macroinfra, 90% công suất cảng nông sản của Brazil hiện đang bị khai thác vượt ngưỡng 85%—mức giới hạn vận hành an toàn. T́nh trạng này khiến Santos thường xuyên rơi vào hỗn loạn.
V́ hệ thống đường sắt yếu kém, đa phần nông sản được đưa tới cảng bằng xe tải - lên tới 20.000 xe/ngày, gây tắc nghẽn kéo dài hàng chục km.
Không chỉ vận tải, nông trại Brazil cũng đang chịu áp lực lớn về phân bón. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, nông dân Brazil có thể canh tác tới 3 vụ mỗi năm, nhưng đất sét tại đây lại khó giữ dinh dưỡng, đặc biệt là vào mùa mưa.
Brazil nhập tới 85% lượng phân bón cần dùng, chủ yếu từ Nga. Song, mâu thuẫn tại Ukraine khiến nguồn cung này gián đoạn, trong khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Canada—một nguồn cung lớn khác, khiến giá tăng vọt.
Trung Quốc liệu có thể hoàn toàn tách rời khỏi Mỹ?
Ngày 28/4, giới chức Trung Quốc tuyên bố có thể dễ dàng dừng nhập khẩu nông sản Mỹ mà vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó đặt ra bài toán hóc búa cho cả Brazil và Argentina, 2 quốc gia được kỳ vọng sẽ "gánh" phần thiếu hụt.
Theo Cláudia Trevisan, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Brazil-Trung Quốc: “Chỉ cần nh́n vào nhiệm kỳ đầu của ông Trump là thấy rơ. Mỹ áp thuế, Trung Quốc trả đũa và Brazil tăng xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc. Mô h́nh này đang lặp lại.”
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thực sự muốn thay thế Mỹ trong chuỗi cung ứng nông sản dài hạn, họ không chỉ cần Brazil có thêm đất, thêm nông dân, thêm phân bón—mà c̣n cần các cảng như Santos thoát khỏi t́nh trạng ách tắc cơ sở hạ tầng.
VietBF@ Sưu tập
|
|