Nhiều xưởng Trung Quốc hoạt động trở lại
Chỉ vài giờ sau khi Bắc Kinh và Washington tuyên bố tạm thời ngừng chiến tranh thương mại vào thứ Hai (12/5), các dây chuyền sản xuất trên khắp Trung Quốc đă hoạt động trở lại.
Các chủ nhà máy Trung Quốc cho biết họ nhanh chóng nhận được hàng loạt tin nhắn từ khách hàng Mỹ, yêu cầu tiếp tục sản xuất các đơn hàng từng bị đ́nh trệ do mức thuế cao, đồng thời thúc giục đẩy nhanh tiến độ giao hàng.
Wang Jie, người điều hành một nhà máy giày dép ở tỉnh Quảng Đông, cho biết cô đă buộc phải đóng cửa một dây chuyền sản xuất vào tháng 4, sau khi khách hàng Mỹ dừng đặt hàng do thông báo áp thuế "Ngày Giải phóng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuy nhiên, theo Wang, hiện tại xưởng đă hoạt động hết công suất trở lại.
"Một khách hàng đă đặt hàng từ tháng 5 đến tháng 8, sáng nay yêu cầu chúng tôi tiếp tục sản xuất đơn hàng tháng 5 và giao hàng sớm nhất có thể", Wang nói rằng số phận của các đơn hàng từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ phụ thuộc vào diễn biến của đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đă đạt được thỏa thuận vào cuối tuần trước.
Theo thỏa thuận được công bố, Mỹ sẽ cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ 145% xuống c̣n 30% trong 90 ngày tới, trong khi Trung Quốc sẽ giảm thuế đối với hàng hóa Mỹ từ 125% xuống c̣n 10%.
Tuy nhiên, mức thuế quan cuối cùng sẽ phụ thuộc vào diễn biến của các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những tuần tới.

Các xưởng sản xuất tại Trung Quốc gấp rút hoạt động trở lại sau đ́nh chiến thương mại. Ảnh: SCMP
Doanh nghiệp Trung Quốc tránh phụ thuộc thị trường Mỹ
Mặc dù thỏa thuận mới đă mang lại sự nhẹ nhơm đáng kể cho nhiều người ở Trung Quốc nhưng một số chủ doanh nghiệp cho biết họ vẫn lo ngại về những bất ổn trong tương lai và đang chủ động giảm thiểu rủi ro bằng cách hạn chế mức độ phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Trong số đó có nhà máy nơi Jennie Ge làm việc. Doanh nghiệp này, đặt tại tỉnh Giang Tô, chuyên nhập khẩu các bộ phận máy móc công nghiệp từ Mỹ và chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
Theo Ge, trước ngày 12/5, nhà máy đă đóng băng mọi đơn hàng từ Mỹ v́ mức thuế cao của Trung Quốc khiến việc nhập khẩu các bộ phận trở nên bất khả thi về mặt thương mại. Tuy nhiên, ngay sau khi tin tức về thỏa thuận đ́nh chiến thuế quan được công bố, "mọi người đă vội vă chuyển hàng và đặt hàng", Ge cho biết.
"Chúng tôi vẫn đang tính toán nhưng đă nhận được đơn hàng trị giá ít nhất 2 triệu USD", Ge nói.
Tuy nhiên, Ge cho biết mức thuế thấp hơn hiện đang áp dụng vẫn gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất. Nhà máy đang lên kế hoạch dần thay thế hàng nhập khẩu từ Mỹ bằng các sản phẩm tương đương sản xuất trong nước, dù chất lượng không ổn định bằng.
"Mức thuế quan hiện tại đang gây ra một số tổn thất nhưng chúng tôi sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng". Ge nói. "Chúng tôi chỉ có thể tùy cơ ứng biến lúc này".
Đối với He Jushen, chủ một nhà máy sản xuất đồ nội thất cao cấp ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, việc tạm dừng 90 ngày là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, những tuần biến động vừa qua đă khiến anh rút ra một bài học quan trọng: Cần cấp thiết đa dạng hóa cơ sở khách hàng.
"Pháp, Úc, Canada, Vương quốc Anh. Chỉ dựa vào thị trường Mỹ là quá thụ động – chúng ta không nên để thị trường này quyết định hành động của ḿnh", He nói.
Joe Wang, người điều hành một công ty thương mại tại Thâm Quyến chuyên về đồ điện tử tiêu dùng, đang có kế hoạch rút lui khỏi thị trường Mỹ và chuyển hướng tập trung vào Đông Nam Á, bất chấp thỏa thuận thuế quan gần đây.
Đông Nam Á thành "hầm trú ẩn"
Tom Xie, nhân viên tại một nhà máy điện tử ở trung tâm công nghệ phía Nam Thâm Quyến, cho biết khách hàng Mỹ của công ty anh đang thúc giục nhà máy hoàn tất toàn bộ đơn đặt hàng trong ṿng 90 ngày. Tuy nhiên, hàng hóa sau khi sản xuất sẽ không được lưu kho tại Trung Quốc mà được chuyển đến các nước Đông Nam Á.
"Có vẻ như mọi người không kỳ vọng thuế quan Trung - Mỹ sẽ bước vào giai đoạn ổn định", Xie nói.
Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đă đối phó với các giai đoạn đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bằng cách thành lập các cơ sở sản xuất mới ở nước ngoài, đặc biệt là tại các quốc gia có chi phí thấp trên khắp Đông Nam Á.
Tuy nhiên, việc chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á có thể không đủ để đối phó với mức độ bất ổn mới do cuộc chiến thuế quan gây ra. Thuế quan đối với Trung Quốc có thể tăng trở lại trong ṿng vài tháng, trong khi các quốc gia Đông Nam Á cũng có thể phải đối mặt với mức thuế cao tương tự.
"T́nh h́nh chắc chắn sẽ lại trở nên bất ổn", Gao Zhendong, chuyên gia chuỗi cung ứng người Trung Quốc cho biết. “Trong 90 ngày này, Mỹ chắc chắn sẽ tạo ra những con bài mặc cả mới".
Ông cảnh báo: "Các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển sản xuất ra nước ngoài. Tuy nhiên, các hoạt động tại Đông Nam Á, như Myanmar, Lào và Campuchia, có thể phải đối mặt với thuế quan như thể chúng được sản xuất tại Trung Quốc, và các công ty Trung Quốc cần chuẩn bị sẵn sàng".
VietBF@ Sưu tập