Loài ốc sên với phần thân phủ đầy vảy sắt được phát hiện ở đáy biển sâu của Ấn Độ Dương. Chúng sống trên các miệng phun thủy nhiệt.
Ốc sên chân vảy (Chrysomallon squamiferum) hay c̣n gọi là tê tê biển là loài ốc sên với phần thân phủ đầy vảy sắt tưởng chừng là sinh vật hư cấu trong các phim khoa học viễn tưởng nhưng lại được t́m thấy ở đáy biển sâu của Ấn Độ Dương.
Theo các chuyên gia, ốc sên chân vảy sinh sống ở môi trường khắc nghiệt. Chúng sống dưới đáy đại dương, trên các miệng phun thủy nhiệt. Các miệng phun thủy nhiệt thường chứa các hóa chất độc hại và có thể đạt nhiệt độ lên tới hơn 300 độ C.
Ốc sên chân vảy phụ thuộc vào những vi khuẩn phát triển bên trong một chiếc túi đặc biệt ở cổ họng. Những vi khuẩn này giúp chuyển các hóa chất từ các miệng phun thủy nhiệt thành năng lượng nuôi sống cơ thể ốc chân vảy.
Vào năm 2019, nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra lớp vảy trên thân của loài ốc sên chân vảy không phải để bảo vệ khỏi sự tấn công của loài săn mồi mà là để ngăn chặn mối đe dọa độc hại đến từ bên trong.
Vi khuẩn tích tụ trong cổ họng của ốc sên chân vảy tiết ra lưu huỳnh dưới dạng chất thải có thể khiến chúng tử vong.
Cấu trúc bên trong vảy của ốc sên chân vảy hoạt động như những ống xả cực nhỏ, giúp hút chất lưu huỳnh ra khỏi mô mềm của chúng và đưa nó ra ngoài. Nhờ vậy, chúng có thể sống sót.
Ốc sên chân vảy phân bố ở khu vực có diện tích nhỏ hơn 0,025 km2 nhưng khu vực này lại là mục tiêu khai thác vàng, bạc và các kim loại quư khác của một số công ty. Nếu những khu vực này bị tác động th́ loài ốc sên chân vảy có thể sớm biến mất.
Ốc sên chân vảy phân bố ở khu vực có diện tích nhỏ hơn 0,025 km2 nhưng khu vực này lại là mục tiêu khai thác vàng, bạc và các kim loại quư khác của một số công ty. Nếu những khu vực này bị tác động th́ loài ốc sên chân vảy có thể sớm biến mất.