Tuy chưa phải là người đứng đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thế nhưng, Thích Nhật Từ, với pháp danh tu hành của ông Trần Ngọc Thảo lại là cái tên nổi bật nhất của giáo hội, một giáo hội được Hà Nội tạo dựng ra.
Sự nổi bật của ông
"sư" này không phải xuất phát từ tư cách đạo giới cao, đức trọng như một nhà sư, mà từ những thị phi mà ông đă tự khoác lên ḿnh. Thật vậy, đă từ lâu, ông Thích Nhật Từ đă trở thành tâm điểm của những sự tranh căi không ngừng về đời tư, cách thức tu hành, và việc hành xử trong xă hội.
Nhà sư Thích Nhật Từ, nhân vật thuyết giảng bá đạo theo kiểu Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang, lại được giáo hội Phật giáo quốc doanh tin dùng. (Ảnh: Đạo Phật Ngày Nay)
Dù mang danh là một nhà sư với tầm mức ảnh hưởng lớn trong giáo hội mà ông là một trong các chức sắc, ông lại bị công chúng chỉ trích v́ những ùm xùm có liên quan đến đạo đức, lối sống, và cách ứng xử trái với tinh thần Phật giáo. Những câu chuyện xoay quanh Thích Nhật Từ không chỉ làm dấy lên nhiều nghi vấn về cá nhân ông, mà c̣n đặt ra câu hỏi lớn về sự kiểm soát và định hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự kiểm soát của chế độ Cộng sản ở VN.
Từ sự phủ nhận chế độ Cộng Sản
Một trong những điểm gây ra chú ư khá lớn về Thích Nhật Từ, là những lời phát ngôn công khai của ông về việc đă từng 16 t́m cách lần vượt biên trái phép để rời bỏ Việt Nam trong những năm tháng trước đây. Những lời chia sẻ này, dù muốn hay không, cũng đă cho thấy sự phản kháng, phủ nhận chế độ Cộng Sản với tư cách đang là đảng chính trị đang kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam.
Việc ông này đă không thành công trong các nỗ lực vượt biên trái phép và sau đó vẫn được chế độ này dung dưỡng, thậm chí cất nhắc vào các vị trí cao trong Giáo hội, càng làm dấy lên nghi ngờ về mối dính líu khó hiểu giữa Thích Nhật Từ và chế độ Hà Nội.
...Đến việc thuyết pháp lệch lạc đến kêu gọi người dân cúng dường
Về mặt tu hành, Thích Nhật Từ đă bị công chúng chỉ trích nặng nề v́ những bài thuyết pháp đi ngược lại giáo lư Phật giáo truyền thống. Thay v́ nhấn mạnh sự buông bỏ và thanh tịnh, ông thường xuyên kêu gọi công chúng nên cúng dường cho chùa để
"tích phước báu", một hành vi bị xem là lợi dụng ḷng tin của Phật tử để t́m cách trục lợi.
Những bài thuyết pháp của ông c̣n gây sốc khi đề cập đến các chủ đề trần tục như số lần làm t́nh giữa nam nữ, khuyến khích sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sex, hay thậm chí ca ngợi việc ăn thịt chó,.... những điều hoàn toàn xa lạ với tinh thần từ bi và vô ngă của đạo Phật.
Những lời phát ngôn trơ trẽn này không chỉ làm tổn hại h́nh ảnh cá nhân Thích Nhật Từ mà c̣n tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Giáo hội Phật giáo VN.
Hơn nữa, Thích Nhật Từ c̣n bị cáo buộc lợi dụng danh nghĩa xây dựng chùa chiền và các sự kiện xă hội để kêu gọi bá tánh quyên góp từ thiện, qua đó làm giàu cho chính ḿnh. Những hoạt động này, dù được ngụy trang dưới danh nghĩa từ thiện, lại thiếu sự minh bạch và khiến cho công chúng nghi ngờ về động cơ thực sự của ông
"sư" này.
Trong bối cảnh nhiều người dân Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với khó khăn kinh tế, những lời kêu gọi cúng dường liên tục của Thích Nhật Từ bị xem là thiếu ḷng từ bi và không phù hợp với vai tṛ của một nhà tu hành.
Thị phi kéo dài từ vụ án Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ đến hành giả Minh Tuệ
Một trong những vụ việc gây ra nhiều sự tranh căi nhất có liên quan đến Thích Nhật Từ là cách hành xử của ông trong vụ án Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ. Ban đầu, ông từng công khai bênh vực cơ sở tu tại gia này, thậm chí ca ngợi và cho tặng quà.
Tuy nhiên, sau khi không thuyết phục được Thiền Am đi theo ḿnh, Thích Nhật Từ đă nhanh chóng trở mặt, cáo buộc nơi đây là
"giả chùa, giả tu, giả sư". Ông c̣n cho sử dụng diễn đàn thuyết pháp tại chùa để công kích, hạ nhục Thiền Am, đồng thời tố cáo h́nh sự cơ sở này, một hành vi bị xem là trái với tinh thần khoan dung và từ bi của Phật giáo. Vụ này không chỉ làm tổn hại danh dự của Thiền Am mà c̣n khiến cho công chúng phẫn nộ trước sự bất nhất và toan tính đen tối của Thích Nhật Từ.
Gần đây hơn, sự xuất hiện của hành giả Minh Tuệ, người tu theo Hạnh Đầu Đà với lối sống tu hành đơn giản, chỉ một bát, ba y, không chùa, không tượng, không đệ tử, không thuyết pháp, đă tạo nên một làn sóng ngưỡng mộ trong công chúng và theo đó, cũng tạo ra h́nh ảnh đối lập với cách tu hành đầy rẩy vật chất của các tu sĩ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều này đă khiến cho Thích Nhật Từ cảm thấy bị đe dọa. Ông cho đăng đàn công khai phủ nhận tư cách tu sĩ của hành giả Minh Tuệ, chê bai cách tu bộ hành khất thực và thậm chí gửi văn bản đến các tổ chức Phật giáo tại Thái Lan và Sri Lanka để gây khó khăn cho hành tŕnh tu học Phật pháp của hành giả Minh Tuệ.
Những hành động này bị xem là biểu hiện của sự sân si, trái ngược hoàn toàn với h́nh ảnh một nhà sư hướng đến sự buông bỏ và giác ngộ. Công chúng, vốn đang ngưỡng mộ lối tu chân chính của Minh Tuệ, đă bày tỏ sự phẫn nộ trước thái độ của Thích Nhật Từ, xem ông như một trở ngại cho sự lan tỏa của những giá trị Phật giáo chân thực.
Chế độ Cộng Sản đang ở đâu trong các thị phi của Thích Nhật Từ?
Những sự việc ùm xùm chung quanh Thích Nhật Từ không thể tách rời ra bối cảnh chính trị tại Việt Nam, nơi mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hà Nội. Mọi sự cất nhắc chức sắc trong Giáo hội đều cần phải có sự chấp thuận của dảng và Nhà nước và việc Thích Nhật Từ, một nhân vật đầy rẫy những thị phi vừa được quyết định giữ thêm chức vụ cao cấp đă làm dấy lên rất nhiều nghi vấn về nhân vật này.
Công chúng cho rằng chế độ cố t́nh dung dưỡng và nâng đỡ những nhân vật như Thích Nhật Từ để củng cố quyền kiểm soát dư luận xă hội, bất chấp sự phản đối từ phía dư luận. Điều này phản ảnh một thông điệp rơ ràng từ phía chế độ CS, quyết định nhân sự như thế nào là quyền lực độc tôn của
"ư Đảng", điều đó dứt khoát không phụ thuộc vào
"ḷng dân".
Cho thấy, sự bất măn của công chúng đối với Thích Nhật Từ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ dừng lại ở các vụ việc của một cá nhân. Điều đó c̣n phản ảnh một mâu thuẫn sâu sắc hơn giữa ḷng dân và ư đảng, giữa những giá trị tinh thần truyền thống và sự kiểm soát chính trị thật nghiêm ngặt.
Trong bối cảnh xă hội ngày càng đề cao tính minh bạch và chân thực, những hành vi thiếu đạo đức của Thích Nhật Từ và sự dung túng của chế độ Hà Nội đang trở thành một thách thức lớn đối với niềm tin của người dân vào tôn giáo và chế độ.
Tóm lại, Thích Nhật Từ, với những vụ ùm xùm về đời tư, tu hành và hành xử, đă trở thành biểu tượng cho sự xuống cấp của một bộ phận chức sắc trong Giáo hội Phật giáo VN. Từ những lời phát ngôn trơ trẽn gây sốc, những bài thuyết pháp lệch lạc, đến hành vi bất nhất và đầy toan tính, ông đă làm tổn hại không chỉ h́nh ảnh cá nhân mà c̣n uy tín của Phật giáo VN.
Việc dung dưỡng, cất nhắc những nhân vật như Thích Nhật Từ của Hà Nội, cho thấy sự mâu thuẫn giữa ư đảng và ḷng dân, đồng thời đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của Phật giáo trong một xă hội đang thay đổi. Trong khi công chúng tiếp tục ngưỡng mộ những tấm gương tu hành chân chính như hành giả Minh Tuệ, th́ h́nh ảnh của Thích Nhật Từ, có lẽ sẽ c̣n là tâm điểm của những tranh căi và sự phẫn nộ kéo dài.