Cuộc chiến Nga-Ukraine hơn ba năm qua đă đánh dấu kỷ nguyên chiến tranh không người lái quy mô lớn, nhưng mẫu UAV để lại dấu ấn mạnh nhất không phải Switchblade của Mỹ, Lancet của Nga hay Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, mà là Shahed-136 của Iran.
LUCAS: UAV giá rẻ mô phỏng Shahed-136 của Iran
Máy bay không người lái (UAV) Shahed-136 không chỉ được triển khai sớm, góp phần xoay chuyển cục diện chiến trường cho Nga, mà c̣n có ưu điểm nổi trội: giá rẻ và sản xuất cực nhanh. Sau khi Nga tiếp nhận dây chuyền từ Iran, đến năm 2023, họ đă đạt năng lực sản xuất trên 3.000 chiếc mỗi tháng, biến Shahed-136 thành loại UAV tấn công mạnh nhất tại chiến trường Ukraine.
Thành công của Shahed-136 khiến quân đội Mỹ thèm muốn, do đó, họ bắt đầu t́m cách sở hữu vũ khí tương tự, và LUCAS, do Spektre Works, công ty tiên phong trong lĩnh vực quốc pḥng có trụ sở tại Arizona phát triển, cung cấp cho Mỹ một nền tảng tấn công không người lái dạng module, đă được thử nghiệm qua thực tế chiến đấu và chi phí thấp, được thiết kế để ứng phó với xu hướng chiến tranh UAV đang nổi lên do Iran và Nga thúc đẩy.

UAV Shahed-136 của Iran. Ảnh: QQnews.
LUCAS (viết tắt của “Low-Cost Unmanned Combat Aerial System” - hệ thống tấn công chiến đấu không người lái chi phí thấp) là mẫu UAV thế hệ tiếp theo tiết kiệm chi phí, được Mỹ thiết kế để thống trị chiến trường trong tương lai.
Ngày 16/7, chiếc UAV này đă ra mắt tại một cuộc triển lăm hệ thống tự hành đa lĩnh vực rất được mong đợi tại Lầu Năm Góc và được Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth đích thân kiểm tra. LUCAS là một bước đi quan trọng trong sáng kiến rộng lớn hơn của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường triển khai các hệ thống không người lái giá cả phải chăng, có khả năng mở rộng và sẵn sàng chiến đấu trên nhiều khu vực chiến sự, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, nơi chiến tranh máy bay không người lái và các hoạt động phân tán đang nhanh chóng trở thành chuẩn mực mới.
LUCAS là hệ thống thiết bị bay không người lái (UAS) loại 3 — tức loại UAV có trọng lượng dưới 600 kg và có khả năng hoạt động ở độ cao trung b́nh và tầm xa.

Các thông số cơ bản của Shahed-136. Ảnh: QQnews.
Tái hiện Shahed-136, nhưng theo cách Mỹ
Spektre Works nhấn mạnh trong thông cáo chính thức: "LUCAS là hệ thống máy bay không người lái loại 3 đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí, được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt với yêu cầu hậu cần tối thiểu".
LUCAS dài 3 mét, sải cánh 2,5 mét, trọng lượng rỗng 35,6 kg, sức chứa nhiên liệu 32,9 kg (45,8 lít), tải trọng 18,1 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 81,6 kg, thời gian bay 6-8 giờ, tốc độ bay hành tŕnh 74 hải lư/giờ và tốc độ tối đa 105 hải lư/giờ. Thân máy bay được làm bằng sợi carbon nhẹ và vật liệu composite. Thân máy bay và các bộ phận phụ đă được thử nghiệm thành công trong điều kiện bay b́nh thường trong khi vẫn duy tŕ đủ biên độ an toàn.
Với thiết kế dạng module, cấu trúc mở, LUCAS hỗ trợ nhiều cấu h́nh nhiệm vụ, bao gồm t́nh báo, giám sát và trinh sát (ISR), tấn công chiến thuật, tác chiến điện tử và chuyển tiếp thông tin trên chiến trường - mang đến cho các nhà hoạch định quân sự sự linh hoạt.
Trong cấu h́nh tự sát, LUCAS mô phỏng khái niệm hoạt động của Shahed-136 của Iran, nhưng có lợi thế lớn hơn về khả năng thích ứng, khả năng tái sử dụng và tiềm năng tích hợp hệ thống giữa các lực lượng Mỹ và đồng minh. LUCAS độc đáo ở chỗ nó có thể tích hợp vào mạng lưới thông tin Hệ thống không người lái đa lĩnh vực (MUSyC) của Lầu Năm Góc, cho phép nó hoạt động như một trung tâm chuyển tiếp thông tin - rất quan trọng trong các môi trường phức tạp, nơi thông tin liên lạc vệ tinh hoặc mặt đất bị gây nhiễu.
Điều này biến LUCAS thành một tài sản chiến lược trong các hoạt động chung và liên minh, cho phép liên lạc an toàn theo thời gian thực giữa lực lượng Mỹ và đồng minh tại các khu vực có nguy cơ cao hoặc các khu vực khác thuộc phạm vi quản lư của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ.
Khả năng triển khai cực nhanh – không cần đường băng cũng là một ưu thế lớn. LUCAS hỗ trợ nhiều cấu h́nh phóng, đáng chú ư nhất là cất cánh có hỗ trợ tên lửa (RATO) và triển khai nhanh trên xe tải, cho phép nó hoạt động ở các địa điểm xa xôi hoặc triển khai ở tiền tuyến với cơ sở hạ tầng tối thiểu, phù hợp với chiến lược “tự động hóa viễn chinh” mà Lầu Năm Góc đang theo đuổi.
Điều này biến LUCAS thành “con dao đa năng” của các chỉ huy chiến trường – tương tự như cách Shahed-136 được sử dụng linh hoạt ở Ukraine.
Một bước đi nằm trong chiến lược lớn hơn của Mỹ
Chi phí chính thức chưa được công bố, nhưng các chuyên gia quốc pḥng dự đoán LUCAS có giá dưới 100.000 USD, nghĩa là rẻ hơn nhiều lần các UAV chiến đấu truyền thống của Mỹ, hoàn toàn phù hợp để sản xuất đại trà.
Để so sánh, UAV Shahed-136 của Iran có giá khoảng 20.000–40.000 USD – bằng 1/10 giá một tên lửa hành tŕnh Tomahawk – và đă chứng minh hiệu quả vượt trội tại Ukraine.
Được cho là vũ khí lư tưởng cho chiến tranh băo ḥa, LUCAS có thể được sử dụng như UAV cảm tử độc lập, hoặc tích hợp vào chuỗi sát thương phức hợp, giúp xuyên thủng mạng lưới pḥng không và phản A2/AD (chống tiếp cận/kiểm soát khu vực) của đối phương.
Điểm quan trọng là tư duy tác chiến của Mỹ đang chuyển đổi – từ ưu tiên các nền tảng đắt đỏ như F-35 hay B-21, sang sử dụng số lượng lớn UAV giá rẻ, thông minh, có thể tự sát, nhưng giúp băo ḥa hệ thống pḥng không của đối phương, và giảm tối đa rủi ro nhân lực.
Trong khi Nga, Iran và Trung Quốc đă thể hiện rơ thế mạnh về UAV cảm tử giá rẻ, Mỹ hiện đang tăng tốc để rút ngắn khoảng cách. LUCAS là bước đi nằm trong chiến lược lớn hơn – “Replicator Program”. Đây là một sáng kiến của Lầu Năm Góc nhằm nhanh chóng phát triển và triển khai số lượng lớn UAV và robot chiến đấu giá rẻ, có thể tự sát, được trang bị AI, để đối phó với chiến tranh quy mô lớn trong tương lai – đặc biệt ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương, với mục tiêu triển khai hàng ngàn UAV chi phí thấp tích hợp AI trong 24 tháng tới.
Với các đồng minh ở châu Á – Thái B́nh Dương, LUCAS mang đến: Giải pháp răn đe giá rẻ, khả năng tương thích mạng lưới chiến đấu đa lĩnh vực của Mỹ và cơ hội chuyển giao công nghệ linh hoạt.
VietBF@ sưu tập