Nghi lễ hạ cờ từ lâu là dịp để lính biên pḥng Ấn Độ - Pakistan ganh đua xem ai đá chân cao hơn, hay có bộ ria mép đẹp hơn.
Trong nhiều năm, Ấn Độ và Pakistan, hai quốc gia ganh đua nhau quyết liệt ở Nam Á, đă tổ chức những buổi lễ hạ cờ cầu kỳ và đầy phô trương tại cửa khẩu biên giới Wagah, nơi lính biên pḥng hai bên so kè nhau từng chút một về động tác điều lệnh hay vẻ bề ngoài và mức độ sặc sỡ của quân phục.
Mỗi ngày vào lúc hoàng hôn, lính biên pḥng ở cả hai bên cửa khẩu sẽ thể hiện ḷng yêu nước nồng nhiệt bằng những cú giậm chân mạnh mẽ và những cú đá cao uy lực, trong khi đám đông ḥ reo, hô vang khẩu hiệu từ các khán đài đối diện nhau qua hàng rào biên giới.
Nghi lễ này đă thúc đẩy một cuộc so kè quyết liệt giữa lính biên pḥng hai nước, đặc biệt kể từ tháng 5, khi quân đội Ấn Độ - Pakistan giao tranh trong 4 ngày, đẩy căng thẳng giữa hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân tới sát bờ vực chiến tranh tổng lực.

Lực lượng biên pḥng Pakistan, mặc đồ đen, và Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ, mặc đồ kaki, trong lễ hạ cờ tại cửa khẩu biên giới Wagah. Ảnh: AP
"Chúng tôi không thể bị coi là kém cạnh so với phía Pakistan, về cả chiều cao hay vẻ bề ngoài", Himanshu Yadav, phó chỉ huy Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ đóng quân tại biên giới Wagah, cho biết. "Đó là lư do những người ưu tú nhất được điều đến đây".
Căng thẳng giữa hai bên vẫn ở mức cao, ngay cả sau khi Ấn Độ và Pakistan đă đạt thỏa thuận ngừng bắn chấm dứt giao tranh. Theo trung tá Azam Shah, chỉ huy lực lượng biên pḥng Pakistan tại biên giới Wagah, vài ngày sau khi ḥa b́nh được lập lại, một số lính biên pḥng Ấn Độ đă phá vỡ quy tắc đă có từ lâu bằng cách liên tục giơ nắm đấm về phía lính Pakistan và buông lời lăng mạ.
"Đối phương thường xúc phạm lính biên pḥng của chúng tôi, nói họ là 'đồ hèn nhát' hay bất cứ điều ǵ tương tự", Shah cho hay, song thêm rằng bầu không khí phần nào đă b́nh ổn trở lại sau khi chỉ huy hai bên tổ chức họp bàn về điều chỉnh hành vi.
Tuy nhiên, Vishal Singh, đồn trưởng biên pḥng phía Ấn Độ, phủ nhận cáo buộc trên, khẳng định bất kỳ hành động nào từ phía lính của ông cũng chỉ mang tính ganh đua, không thể hiện thông điệp chính trị.
"Chẳng hạn, khi bạn đá chân, sẽ có tâm lư so b́ xem ai đá cao hơn", ông nói.
Suốt hàng thập kỷ, Ấn Độ và Pakistan đă đổ nhiều tiền bạc và công sức vào nỗ lực nâng tầm nghi lễ hạ cờ với những địa điểm hoành tráng và lượng khán giả ngày càng đông đảo.
"Đây là ngày vàng son của cuộc đời tôi", Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ phát biểu tại lễ khánh thành cột cờ mới ở biên giới.
Không chịu kém cạnh, Pakistan đang xây dựng khán đài mới mô phỏng một cổng chào lịch sử được xây dựng từ thời đế quốc Mughal. Dự án trị giá 11 triệu USD này, dự kiến hoàn thành vào tháng tới, sẽ tăng gấp ba sức chứa lên 25.000 chỗ ngồi, đón khách du lịch bằng một bảo tàng hiện đại và các pḥng chờ sang trọng.
Cột cờ hiện có cũng sẽ được phía Pakistan tăng độ cao lên 137 m, nhằm "vượt mặt" Ấn Độ.
Wagah là cửa khẩu đường bộ chính kết nối vùng Amritsar của Ấn Độ với khu vực Lahore, Pakistan từ năm 1947, sau khi Anh chấm dứt chế độ cai trị thuộc địa và chia cắt Ấn Độ thuộc Anh thành Ấn Độ và Pakistan.
Nguồn gốc của nghi lễ hạ cờ diễn ra mỗi buổi chiều ở cửa khẩu cũng bắt đầu từ thời điểm đó. Ban đầu, lực lượng vũ trang ở hai phía của tỉnh Punjab chỉ thực hiện các nghi thức hạ cờ đơn giản tại làng Wagah, nay bị chia cắt làm đôi. Vào những năm 1970, hai quốc gia bắt đầu phối hợp tổ chức các nghi lễ hạ cờ với tinh thần hữu nghị sau cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Nhưng mọi thứ nhanh chóng trở nên cạnh tranh.
Trong nhiều năm qua, cả hai bên đều t́m cách giảm bớt căng thẳng. Năm 2010, hai quốc gia đồng ư rằng lính biên pḥng của họ khi làm lễ hạ cờ ở cửa khẩu sẽ bắt tay đối phương lâu hơn và mỉm cười thay v́ cau mày. Tuy nhiên, quy tắc này đôi lúc bị bỏ qua vào những thời điểm quan hệ song phương căng thẳng.
Vào một buổi chiều gần đây, trong khi các công nhân hối hả xây dựng khán đài mới bên phía Pakistan, hàng trăm người ngồi trên khán đài cũ hô vang "Pakistan muôn năm!" và "Allah vĩ đại!". Tiếng reo ḥ của họ bị át đi bởi hàng ngh́n khán giả ở Ấn Độ, những người đang hô "Ấn Độ muôn năm!" và hát các ca khúc Bollywood ca ngợi ḷng yêu nước từ khán đài bên kia biên giới.
Divya Gupta, bà nội trợ 51 tuổi đến từ New Delhi, đang thực hiện chuyến đi thăm một số người bạn thời thơ ấu và kiên quyết đ̣i dừng chân tại biên giới để thể hiện ḷng kính trọng với lính biên pḥng Ấn Độ.
"Đặc biệt sau tất cả những ǵ Ấn Độ và Pakistan đă trải qua, ḷng yêu nước của chúng tôi lại càng dâng cao hơn", Gupta vừa lau nước mắt vừa nói.
Khi lễ hạ cờ bắt đầu, hai nữ binh sĩ biên pḥng mỗi bên bắt đầu tiến về hàng rào biên giới, tiếp theo là các nam binh sĩ. Tại cánh cổng biên giới, vốn vẫn đóng kể từ sau cuộc xung đột, binh sĩ Ấn Độ gồng bắp tay hướng về phía binh sĩ Pakistan, những người cũng thực hiện cử chỉ tương tự.
Sau đó, một khối binh lính hùng hậu giơ nắm đấm lên không trung, trợn mắt và vê ria mép một cách đầy thách thức. Thỉnh thoảng, một người dừng lại để chỉnh sửa chiếc khăn xếp đội đầu với chùm lông giống như đuôi công.
Hai bên đều đề ra những tiêu chí cơ bản mà lính biên pḥng tham gia lễ hạ cờ phải có. Họ phải cao ráo, có thân h́nh tráng kiện và tốt nhất là sở hữu một bộ ria mép dày.

Binh sĩ Ấn Độ và Pakistan giơ nắm đấm về phía nhau trong nghi lễ hạ cờ. Ảnh: AFP
Shah, đồn trưởng đồn biên pḥng Pakistan tại biên giới Wagah, cao 1m82, cho biết đây là chiều cao tối thiểu đối với một binh sĩ diễu binh. Các binh sĩ nam c̣n được hưởng một khoản phụ cấp đặc biệt để mua dầu và thuốc mỡ nhằm chăm sóc tốt nhất cho bộ ria mép của ḿnh. Một thợ cắt tóc của đơn vị sẽ tỉa tót ria miễn phí cho họ.
"Những người lính của tôi có bộ ria rất dày", Shah nói. "Nó làm họ trông uy lực hơn. Nó tăng thêm vẻ nam tính cho bất kỳ người đàn ông nào".
Ấn Độ khuyến khích việc lính biên pḥng ở cửa khẩu để ria mép. Nước này không yêu cầu tất cả nam binh sĩ ở cửa khẩu phải cao hơn 1m82, nhưng chỉ vài người thấp hơn ngưỡng đó.
"Càng cao lớn càng tốt", Singh nói. Như thế trông sẽ rất đẹp".