Vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới đă gây chấn động lịch sử, nhưng đằng sau ánh sáng chói lọi của vụ nổ là câu chuyện ít ai biết đến về việc quân đội Mỹ vội vă thu mua hàng trăm con ḅ trong khu vực nổ.
Thứ "tuyết" chết chóc rơi vào mùa hè
Khoảng 5h30 sáng 16/7/1945, Barbara Kent, 13 tuổi, đang đi cắm trại với giáo viên dạy khiêu vũ và 11 học sinh khác ở làng Ruidoso, bang New Mexico (Mỹ), th́ một vụ nổ mạnh đă hất cô bé từ giường tầng xuống sàn.
Sau đó, nhóm của Barbara nhận thấy thứ mà họ cho là tuyết rơi bên ngoài. Ngạc nhiên và phấn khích, các học sinh chạy ra ngoài chơi.
"Tất cả chúng tôi đều nghĩ 'Ôi trời ơi,' bây giờ là tháng 7 và tuyết đang rơi... nhưng thời tiết lúc đó không lạnh như mùa đông", Barbara nói. "Chúng tôi thoa tuyết lên tay rồi xoa lên mặt. Tất cả chúng tôi đều có khoảng thời gian tuyệt vời... cố gắng bắt và đùa nghịch với thứ mà chúng tôi nghĩ là tuyết".
Nhiều năm sau, Barbara biết rằng thứ "tuyết" mà bà và các bạn học chơi năm đó thực chất là bụi phóng xạ từ vụ thử bom hạt nhân đầu tiên ở Mỹ và trên thế giới (được gọi với cái tên Trinity).
Trong số 12 cô gái tham gia trại hè năm 1945, Barbara là người duy nhất sống sót. Những người c̣n lại đă chết v́ nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Giáo viên dạy khiêu vũ của trại hè và mẹ của Barbara - những người ở gần vụ nổ - cũng chịu chung số phận.
Được chẩn đoán mắc 4 loại ung thư khác nhau, Barbara là một trong số nhiều người ở New Mexico vô t́nh tiếp xúc với bụi phóng xạ từ vụ nổ quả bom nguyên tử đầu tiên. Trong những năm sau vụ thử Trinity, hàng ngh́n cư dân đă mắc bệnh ung thư và các bệnh mà họ tin là do vụ nổ hạt nhân gây ra.
Sự thật nghiệt ngă không có trên phim
Cuối năm 2023, các tín đồ mê phim ảnh về bom nguyên tử đă rất ngóng đợi bộ phim "Oppenheimer" của đạo diễn người Mỹ gốc Anh Christopher Nolan, kể về cuộc đời của nhà vật lư J. Robert Oppenheimer - người được mệnh danh là "cha đẻ của bom nguyên tử".
Oppenheimer là nhà khoa học đáng chú ư nhất trong Dự án Manhattan - một chương tŕnh nghiên cứu và phát triển bí mật của Mỹ trong Thế chiến II nhằm chế tạo bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, trong đó có vụ thử nghiệm Trinity (16/7/1945).
Theo Annamaria Haden - chuyên gia người Mỹ về lịch sử môi trường, nông nghiệp và động vật - một thực tế mà bộ phim Oppenheimer không đề cập đến là vụ thử Trinity đă gây ra ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các sinh vật sống trong vùng ảnh hưởng, không chỉ riêng con người.
Theo trang web của Hiệp hội Lịch sử Nông nghiệp Mỹ - một tổ chức chuyên nghiên cứu và thúc đẩy sự hiểu biết về lịch sử nông nghiệp - đàn ḅ hàng trăm con gặm cỏ gần khu vực nổ trở thành những "nạn nhân" trực tiếp đầu tiên của vụ nổ Trinity.
Cách địa điểm thử nghiệm bom nguyên tử gần 50km, hơn 300 con ḅ đă bị nhiễm phóng xạ từ vụ nổ. Tác động của sự nhiễm xạ ngẫu nhiên này rất nghiêm trọng nhưng ban đầu thông tin này không được công khai.
Sau thử nghiệm Trinity, quân đội Mỹ đă mua lại những con ḅ bị nhiễm phóng xạ từ các chủ trang trại ở thành phố Alamogordo, bang New Mexico để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Trong số hơn 300 con ḅ bị nhiễm xạ, quân đội Mỹ đă gửi khoảng 60 con bị bỏng nặng đến Oak Ridge (bang Tennessee), một "thành phố bí mật" khác thuộc Dự án Manhattan.
Trước khi vận chuyển, các nhăn dán đặc biệt được dán lên cơ thể đàn ḅ với nội dung: "Những con ḅ này không mắc bệnh. Chúng bị bỏng v́ bom nguyên tử".
Các nhà khoa học đo độ bức xạ trên ḅ sau vụ nổ Trinity. Ảnh: Tennessee State Library & Archives
Các nhà khoa học đo độ bức xạ trên ḅ sau vụ nổ Trinity. Ảnh: Tennessee State Library & Archives
Đàn ḅ này nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi truyền thông địa phương và quốc gia đưa tin về chúng như một minh chứng cho sự kiểm soát tự tin của Mỹ đối với năng lượng hạt nhân.
Một số con ḅ c̣n được đặt tên như Granny hay Atom. Khi đó, các bài báo về đàn ḅ phóng xạ này chủ yếu mang tính lạc quan, tập trung vào hành vi "b́nh thường" và khả năng sinh sản hiệu quả, khỏe mạnh của những con ḅ sau khi bị nhiễm xạ.
Tuy nhiên, các thí nghiệm khoa học và tài liệu kỹ thuật từ pḥng thí nghiệm UT-AEC cho thấy, những "nạn nhân" đầu tiên của vụ thử Trinity phải chịu nhiều hậu quả tiêu cực.
Đàn ḅ ở Alamogordo bị bỏng nặng và ung thư da. Đàn ḅ này chưa bao giờ đáp ứng hoàn toàn kỳ vọng lạc quan và trấn an nhằm xoa dịu lo ngại về hạt nhân.
Sự nổi tiếng của đàn ḅ Alamogordo kết thúc vào năm 1964 khi pḥng thí nghiệm tiễn biệt Granny, thành viên cuối cùng c̣n sống của đàn ḅ này.
Tác động đáng sợ đến sức khỏe con người
Sau vụ thử nghiệm Trinity, các bác sĩ trên khắp bang New Mexico bắt đầu nhận thấy những xu hướng đáng lo ngại về tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Vào tháng 10/1947, một nhân viên y tế tại Roswell (bang New Mexico) đă viết thư cho Stafford Warren, nhà phóng xạ học và là trưởng bộ phận an toàn của dự án Trinity, về sự gia tăng số ca tử vong ở trẻ sơ sinh trong những tháng sau vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên: “Theo như tôi nhớ, vào tháng 8/1945, tháng sau khi quả bom đầu tiên được thử nghiệm tại New Mexico, có khoảng 35 trẻ sơ sinh tử vong ở đây", bác sĩ Kathryn S. Behnke viết. “Tôi được biết rằng tỷ lệ này ở Alamogordo, nơi gần địa điểm thử nghiệm hơn, c̣n cao hơn cả Roswell".
Trợ lư của Warren đă phản hồi thư bằng cách đảm bảo với Behnke rằng không có mối liên hệ nào giữa tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và phóng xạ. Ông nhấn mạnh rằng “sự an toàn và sức khỏe của người dân không bị đe dọa dưới bất kỳ h́nh thức nào".
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, dữ liệu chưa công bố về các ca tử vong ở trẻ sơ sinh đă được gửi đến vùng Los Alamos (bang New Mexico). Hơn 70 năm sau, các tài liệu này được giải mật, cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại New Mexico trong năm 1945 cao hơn 56% so với các năm trước đó.
Phóng xạ đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh đang phát triển, nhất là khi nó được hấp thụ vào cơ thể. Ở New Mexico, nơi các chủ trang trại lấy nước từ các bể chứa và sử dụng sữa tươi từ đàn ḅ bị nhiễm phóng xạ, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương bởi phóng xạ lẫn trong nước và sữa. Nhiều trẻ em đă bị mắc bệnh bạch cầu khi lớn lên, điều mà người dân địa phương cho là do sống ở vùng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân.
Tỷ lệ ung thư ở người trưởng thành cũng bắt đầu gia tăng trong những năm sau vụ thử nghiệm Trinity. Bà Gloria Herrera, cư dân từ lưu vực Tularosa (bang New Mexico), có một danh sách gồm 285 người thân và bạn bè nơi bà sống đă qua đời v́ ung thư kể từ sau vụ thử nghiệm Trinity.
Các lời kể từ cư dân New Mexico đều kể chung một câu chuyện mất mát. Người dân địa phương nhớ lại phóng xạ phủ kín các ṭa nhà, rơi xuống cây trồng, và ngấm vào nguồn nước dự trữ, vốn được dùng để tắm rửa cho cả người và gia súc. Những người sống sót kể lại việc mất đi cha mẹ, anh chị em, con cái, và cháu chắt của họ v́ nhiều loại bệnh ung thư khác nhau.
Số phận ḱ lạ của chú lợn bị nhốt trong tàu chiến Nhật, cách vụ nổ bom hạt nhân Mỹ chỉ 400m
Trong khi hầu hết các loài động vật chết trong hoặc sau vụ nổ hạt nhân, một sinh vật được cho là đă sống khỏe tới tận 4 năm sau và thu hút được nhiều...
VietBF@ Sưu tập