Tuần này, mình thấy trên mạng, có mấy tấm ảnh khiến cho mình nhớ thời bé nhất là mấy năm sau Mậu Thân, ăn đồ Mỹ, uống nước ngọt như RC-Cola, Fanta,… Lúc đó quân đội Mỹ tham chiến tại Việt Nam, có thời lên đến nữa triệu quân, trong khi dân số miền Nam là 17 triệu người.
Xã hội miền Nam bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của quân đội Mỹ về văn hoá, ẩm thực,… tương tự như ngày nay đảo Okinawa của Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng rất nặng với sự đóng quân của mấy chục ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tại hòn đảo này. Các tiệm ăn như MacDonald mọc lên như nấm, giới trẻ Nhật Bản ăn uống như Mỹ,…
Đồ khui hộp
Cái đồ khui đồ hộp này khiến cho mình nhớ nhiều nhất, và thay đổi cách mở các thùng dầu ăn, hay thùng nước mắm Việt Nam. Hồi nhỏ, gia đình mình mỗi lần khui thùng dầu ăn hay thùng nước mắm là phải lấy cái con dao bầu, có cái mũi nhọn, cắm vào mặt thùng thiết, lấy tay đập vào cái cán dao để chọt lũng lớp thiết. Rồi cứ tiếp tục đục mấy lỗ bên cạnh, đi vòng khắp thùng mới mở được thùng hay làm hai lỗ để đỗ dầu vào chai để sử dụng. Khi dùng xong thì mình cắt cái nắp, lấy búa đóng dẹp ven chung quanh để khỏi ị đứt tay, rồi lấy miếng gỗ làm cái quai để xách nước. Để mình vẽ lại cho dễ hiểu rồi bỏ lên sau.
Trong hình trên có hai cái đồ khui: một tên là
P-38 và một lớn hơn tên
P-51. Nhà mình có mua cái
P-38, mà người Mỹ gọi là
John Wayne vì rất chắc và dễ sử dụng. Kích thước độ 1.5 in hay 38 mm dài, có một miếng sắt dẹp, dùng là cái cán, và một cái bản lề dính vào cái đổ khui nhọn. Lính Mỹ hay gọi
P-38 là
John Wayne, tài tử chuyên đóng phim người hùng cao bồi. Cái này nhỏ, dễ bỏ vào xâu chìa khoá, đem theo bên người.
Cái
P-51 to hơn, dễ sử dụng hơn, thêm có thể làm cái tuột-nơ-vít để mở các ốc. Được biết là đồ khui được gọi là
P-38 vì độ dài là 38 mm, có một giả thuyết khác là có 38 mũi khâu tên hộp đồ ăn ration C để mở. Không ai biết rõ vì sao lại đặt tên như vậy.
Sau này
P-38 không còn được quân đội Mỹ sử dụng vì vào năm 1980, các lon đồ hộp được thay thể bởi các bịch thức ăn. Khi mình sang Mỹ đi chợ, cố tìm mua cái đồ khui
P-38 nhưng kiếm không ra. Họ chỉ bán cái đồ khui dễ dàng và ít nguy hiểm vì cái
P-38 rất bén, dễ bị đứt tay. Nay họ có sẵn máy gắn trên tường, cứ việc đặt cái lon đồ hộp lên trên, tự động khui. Dể ồm.
Bơ đậu phộng là lon bên tay phải. Bên trái thì mình có ăn rồi, loại phô-mát nhưng nói chung bơ đậu phộng rẻ nhất nên thường mua ăn.

Gần hàng mẹ mình có một dì người Huế, có ông chồng cảnh sát, tên Nghĩa, nhà ở đường Thi Sách, chỗ giếng ông Ba Tây, có hàng quán, chuyên bán đồ Mỹ. Trong tấm ảnh là cái quán nhỏ màu xanh, cạnh chỗ ông Thạc thợ thiếc, trước cái bồn nước, sát cái cầu thang chợ Đàlạt.
Lâu lâu mình có tiền là chạy ra đây mua lon đồ hộp rẻ nhất là bơ đậu phộng. Sang Mỹ họ gọi là
peanut butter. Lấy cái đồ khui ra, mở vòng vòng rồi nạy cái nắp lên, vét bơ ăn ngon kể gì. Có lẻ vì vậy mà ngày nay mình vẫn ăn bánh mì trét bơ đậu phộng.

Loại thịt bò, heo đóng hộp này thì mình không thích từ bé đến nay. Không bao giờ mua ăn từ khi ra hải ngoại đến nay. Cách mở, phải dùng một cái khoá, có cái lỗ, sỏ miếng thiết của cái hộp vào, rồi từ từ cuốn quanh, sẽ mở hộp thịt.
Một loại đồ hộp mình hay ăn là mấy lon trái cây, nhất là trái đào, bưởi, ngọt chi lạ. Lâu lâu nhà có mua mấy lon ham về, khui ra rồi thái từng lát mỏng để chiên lại ăn với cơm. Nói chung là nhà mình, mấy anh em không thích lắm vì có vị hơi chua chua.

Dạo ấy, nhà hay ăn thịt cá mòi của Ma-rốc, cũng dùng cái chìa khoá để mở như hình trên. Phải cẩn thận vì nếu không bị đứt tay. Phải lấy dao bầu để đâm thủng.

Đây là cái đồ khui các chai nước coca hay bia. Thêm có thể khui mấy lon sữa bò, cứ làm hai lỗ nơi nắp lon rồi chế sữa một bên.
Mình mới hỏi mụ vợ, khi xưa có ăn đồ hộp Mỹ không? Mụ vợ kêu, Không. Có đâu mà ăn. Dạo ấy mụ ở Hội An, xứ nhà quê nên chắc đồ ăn Mỹ ít đến, hay nhà nghèo. Đa số lính Mỹ đóng quân ở Đà Nẳng.
Theo các cựu quân nhân tham chiến tại Việt Nam thì tuỳ theo binh chủng. Không quân thường, họ bay trong ngày rồi về lại căn cứ nên ăn uống tương đối khá, còn các binh chủng khác phải đi tuần, hành quân thì họ đem theo ration C để ăn. Nói chung thì họ không thích lắm. Ai nấy đều nói là ration C giúp giảm cân cho dù ghi là 2,000 calories nhưng ít có ai ăn hết. Dần dần bao tử teo lại, khi về nước cha mẹ không nhận ra vì gầy.
Có ông Mỹ kể đi hành quân, ăn đồ hộp rồi quăng trong rừng, Việt Cộng đi phía sau lượm mấy đồ hộp để bỏ lựu đạn bên trong. Sau đó lấy dây căng ngang bên đường. Lính Mỹ đi tuần về, đạp dây, khiến lựu đạn văng ra khỏi lon và giết hại binh sĩ Mỹ. Ông ta nói là lính Mỹ chết vì đồ của lính Mỹ nhiều hơn của quân thù. Chán Mớ Đời.

Dấu ấn thứ hai của quân đội Mỹ là cái đèn pin. Dạo ấy người Việt xài đèn pin Made in Chợ lớn, nay có đèn pin của Mỹ xài sướng kể gì. Mỗi khi bị cúp điện, là lấy đèn pin ra xài, đi vòng vòng nhà để châm đèn hột vịt. Nói đến pin thì nhớ lính Mỹ hay xài các cục pin to đùng, hình vuông độ 12 inch x 12 inch x 2 inch. người Việt mình mua về câu vào cái radio để nghe hay gắn đèn bóng. Mình không biết các tấm lọc màu để làm gì, ai biết cho em xin.

Mình có kể về chuyện làm vườn, nhà mình có cái xẻng của quân đội Mỹ, dùng để xúc đất làm giao thông hào. Loại này có cục để xoay, có thể biến đổi thành cái cuốc. Sau 75, chắc phải tẩu tán vì sợ tàn trữ đồ của đế quốc Mỹ.

Thêm cái bình nước khi đi vườn. Bình nước này bằng nhựa khác với cái bình nước của ông cụ đi lính đem về, bằng thiết của Tây. Mình nhớ trên cầu thang chợ, có mấy hàng bán đồ Mỹ khá nhiều, quần áo cũ, đủ trò.

Nhưng có lẻ thuốc lá là quan trọng nhất vì người Việt bắt đầu hút thuốc lá Mỹ thay vì thuốc lá Tây như
Gaulois,.. hình trên thấy mấy hiệu như
Winston, Lucky Strike, Pall Mall, Marlboro, Dunhill. Mình nhớ ông cụ thường hút
Pall MAll, Salem, 555, Craven-A, Dunhill,… mình có thử hút một điếu thuốc lá mà ho sặc luôn cả tiếng nên không dám hút thuốc nữa.

Hút thuốc thì phải nói đến các hộp quẹt
Zippo. Mình thấy mấy tên quen, hút thuốc lá hay tập bật lửa của hột quẹt
ZIppo. Nghe nói bây giờ hột quẹt này là hàng hiếm, hàng xịn nên họ làm giả để bán cho du khách.

Thuốc lá Việt mình nhớ có
Bastos, thuốc Quân tiếp vụ, để lính mua cho rẻ. Thường có mấy quán bán thuốc lá lẻ. Ai cần hút thì ghé quán, mua một điếu hay vài điếu thay vì cả gói. Mình có tên hàng xóm hút thuốc, hắn hay lấy truyện của chị hắn cho mình mượn đọc, bù lại mình lấy thuốc của ông cụ cho hắn hút.
Thuốc lá Quân Tiếp Vụ VNCH
Thời đó, vật giá leo thang nên chính phủ Việt Nam Cộng Hoà có sản xuất các loại hàng, mang nhãn hiệu
Quân Tiếp Vụ, giúp binh sĩ mua rẻ với gia đình. Thuốc lá, dầu ăn, gạo, đường,… thấy cấm bán cho dân chúng nhưng cứ thấy đầy chợ. Gia đình lính mua về, rồi đem ra bán lại ngoài chợ cho thiên hạ. Ngay lính cũng phải đi mua. Nhiều khi mấy ông lớn làm trong Quân tiếp vụ đã đem ra ngoài bán kiếm tiền. Có tên đại uý, lấy gạo của lính đem bán cho bà cụ mình để có tiền đánh bài.
Có lẻ vì vậy chúng ta mới thua. Ở Hà Nội thì khẩu hiệu của họ; tất cả cho tiền tuyến, còn trong Nam thì mấy ông lớn vơ vét hết, làm giàu trong chiến tranh. Đến 75 thì bỏ chạy. Nói cho đúng thì chỉ có một thiểu số thôi nhưng đã phá hoại tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam khiến cho một số người dân, bỏ theo Việt Cộng, làm nội tuyến cho họ. Nay thì ngược lại, tại Hà Nội cũng vơ cũng vét nhiều hơn gấp 100 lần khi xưa.
Mình nhớ có đến nhà một ông bạn của bố mình, làm cho hãng Mỹ, buôn bán đồ Mỹ, giàu lắm. Bố của ông dượng mình, chạy xe rác, nội đi lượm rác đồ Mỹ quăng bỏ, đem bán đủ giàu.
Cái hay là quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại các chiến trận, đã giúp thay đổi cách quản chế thức ăn tại Hoa Kỳ qua thời gian. Nếu chúng ta vào siêu thị của Hoa Kỳ, các loại thức ăn đều được chế biến từ các cuộc thử nghiệm của quân đội Hoa Kỳ. Hôm nào, buồn đời, mình sẽ kể, khá thú vị.