Người trong ảnh là bà Katalin Karikó (người Mỹ-Hung Gia Lợi), Phó chủ tịch cấp cao của BioNTech. Bà là người đă đặt nền móng cho công nghệ mRNA để làm ra hàng tỉ liều vắc xin - tấm lá chắn của con người trong cuộc chiến chống COVID - 19 (Pfizer, Moderna).
Những ư tưởng đầu tiên của bà Karikó về việc chèn các phân tử RNA thông tin (mRNA) vào cơ thể để "dạy" các tế bào tạo protein mới, nhận lại không ít lời cười nhạo v́ khả năng thành công gần như bằng không.
Vượt qua những lợi chê bai, nữ giáo sư không từ bỏ việc nghiên cứu sâu hơn về ư tưởng lớn của ḿnh. Tuy nhiên, mọi cánh cửa lần lượt đóng sập lại. Người cộng sự đắc lực đột ngột bỏ dở dự án, để lại một ḿnh Karikó xoay sở trong cảnh không tài chính, không pḥng nghiên cứu.

Với một dự án không nhiều kết quả và không nhận được bất cứ tài trợ nào, bà thậm chí c̣n bị Đại học Pennsylvannia sa thải vào năm 1995. Cùng thời gian ấy, bà nhận được chẩn đoán mắc ung thư.
Giữa lúc đen tối nhất, GS Katalin Karikó gặp người cộng sự cùng bước với bà trong suốt những năm tháng sau đó, giáo sư Drew Weissmen. Cùng với nhau họ đă nỗ lực tiếp tục nghiên cứu dù vẫn bị giới khoa học từ chối.

Chỉ tới những năm 2005, khi những thử nghiệm trên động vật thành công bước đầu và có thêm nguồn tài trợ, công tŕnh mới thực sự tạo được đột phá lớn. Tới khi bộ gen SARS-CoV-2 được giải mă, dựa trên công nghệ mRNA, con người đă làm nên tấm lá chắn hữu hiệu nhất cho tới hiện tại để cứu sống hàng tỉ người.
Nếu như ngày ấy, người phụ nữ này v́ những khó khăn mà buông bỏ nghiên cứu của ḿnh th́ giờ đây thế giới có lẽ đă tan hoang hơn rất nhiều. Bà xứng đáng nhận được sự biết ơn của toàn thế giới.

Tới đây bà cùng nhiều nhà khoa học khắp thế giới sẽ tới Việt Nam tham dự Tuần lễ khoa học VinFuture, diễn ra từ 18 - 21/01/2022 tại Hà Nội. Tại đây, họ sẽ cùng nhau kể những câu chuyện đầy cảm hứng trong quá tŕnh theo đuổi khoa học của ḿnh.