
Pecherskyi District, Kyiv, Ukraine. (Ảnh minh họa: Eugene/Unsplash)
Ngày 24 tháng Hai 2025 đă đánh dấu cuộc chiến giữa Nga-Ukraine được tṛn ba năm. Ba năm đầy máu lửa, chết chóc và mất mát. Ở ngay thời điểm này, có thể nói về lập trường của các bên như sau:
Tổng thống Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng từ chức nếu Ukraine được kết nạp vào NATO. Điều này chứng tỏ ông không phải là kẻ tham quyền cố vị, mà hết ḷng v́ dân v́ nước. Tuyên bố này ắt sẽ làm câm họng ông Trump vốn gọi ông Zelensky là
"tên độc tài không được bầu lên".
Trước đó, ông Zelensky đă tỏ ra quyết sẽ không nhượng bộ Washington trong chuyện
"nợ nần".(?) Theo ông, không có chuyện Ukraine nợ Mỹ 500 tỷ Mỹ kim, và ông không bằng ḷng kư bất cứ thứ ǵ mà
"10 thế hệ người Ukraine sẽ phải trả". Cũng theo lời ông, số tiền 500 tỷ Mỹ kim mà miệng ông Trump nói ra là
"vô căn cứ, và lớn hơn rất nhiều so với 100 tỷ Mỹ kim mà chính phủ ông Biden đă viện trợ cho Ukraine". Và rằng với Kyiv, đó là số tiền tài trợ, chứ không phải tiền cho vay để Ukraine sẽ phải trả. Nói thẳng ra, khi nói ra số tiền 500 tỷ Mỹ kim, ông Trump đă cho mọi người thấy ông chỉ là một con buôn không hơn không kém.
Mặt khác, theo quan điểm của Kyiv, 300 tỷ Mỹ kim tài sản Nga bị đóng băng mặc nhiên là tiền của Ukraine, và Ukraine không cần phải chia sẽ với các đối tác. Với Kyiv, việc Moscow cho rằng Nga có thể nhượng cho Ukraine số tiền này để giúp Ukraine tái thiết đất nước sau chiến tranh là điều thừa thải và nặng phần đạo đức giả. Kể từ ngày 24 tháng Hai 2022, phương Tây đă cho phong tỏa 300 tỷ Mỹ kim tài sản chính phủ Nga, chủ yếu là số trái phiếu chính phủ do EU, Mỹ và Anh nắm giữ.
Tại diễn đàn
"Ukraine 2025" Tổng Thống Zelensky khẳng định Ukraine sẽ làm hết sức nhằm kết thúc cuộc xung đột trong năm 2025. Ông nhấn mạnh về nền an ninh của Ukraine không thể tách rời với nền an ninh của Mỹ và Âu Châu. Và rằng chính phủ của ông đang xem xét cơ hội đầu tư vào đất hiếm cho cả Mỹ và Âu Châu. Điều này có nghĩa là với Kyiv, Mỹ không phải là nước duy nhất đă tài trợ cho Ukraine trong ba năm qua. Và rằng nếu Mỹ được quyền khai thác khoáng sản của Ukraine th́ Âu Châu cũng được có cái quyền đó. Thế mới là công bằng.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh là Keir Starmer nói lên quan điểm của Âu Châu rằng
"không thể có những cuộc đàm phán về tương lai Ukraine mà không có sự tham gia của Ukraine". Âu Châu hiện tỏ ra không hài ḷng về việc Tổng Thống Donald Trump chọn cách tiếp cận trực tiếp với Nga mà không tham khảo và thống nhất quan điểm trước với các quốc gia đồng minh. Việc làm này của ông Trump đă khiến cho Âu Châu và Ukraine có cảm tưởng bị gạt ra ŕa tiến tŕnh ḥa b́nh, thể như trong mắt Washington, họ chỉ là vai phụ chứ không phải vai chính.
Nh́n chung, Âu Châu vẫn kiên định với việc hỗ trợ Ukraine. Điều này giúp Ukraine thêm vững tâm trước người bạn Mỹ không tử tế, lật mặt như lật bánh tráng. Việc ông Friedrich Merz, người đứng đầu phe Liên minh Dân chủ/Xă hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Đức và trở thành tân Thủ tướng của nước này càng làm tăngthêm tinh thần của Ukraine, v́ ông Friedrich Merz vốn là người ủng hộ Ukraine nhiệt t́nh hơn nhiều so với cựu Thủ tướng Olaf Scholz.
Đặc biệt, khi nhận định TQ có ảnh hưởng đáng kể trong giao dịch kinh tế với Âu Châu cũng như với Nga, ông Zelensky bày tỏ kỳ vọng TQ có thể góp phần giúp cho Ukraine ngăn chặn các hành động quân sự của Nga và ủng hộ nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lănh thổ của Ukraine. E rằng cái kỳ vọng này của ông Zelensky chỉ là vô vọng, bởi v́ TQ từ trước đến nay dù miệng luôn nói ủng hộ sự toàn vẹn lănh thổ của Ukraine và mong muốn chiến tranh sớm chấm dứt, thế nhưng cho đến nay người ta vẫn chỉ thấy Bắc Kinh thực hiện mong muốn của họ qua lời nói rỗng tuếch mà thôi. Thậm chí c̣n có ư kiến cho rằng Bắc Kinh chỉ muốn thấy cuộc xung đột kéo dài để được mua dầu thô với giá rẻ của Nga, cũng như để Nga phải chịu lệ thuộc vào TQ càng lâu càng tốt.
Việc Moscow tuyên bố không trả lại cho Ukraine những vùng lănh thổ mà Nga đă sáp nhập trái phép cho thấy Kyiv sẽ không dễ dàng lấy lại đường biên giới trước năm 2022 hay 2014. Để đạt được một nền ḥa b́nh lâu dài và bền vững, hẳn hai bên sẽ phải chấp nhận có những nhượng bộ nào đó. Nga và Ukraine, bên nào sẽ có nhượng bộ nhiều hơn?
Nhân ba năm từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, một kẻ
"bù nh́n", "a dua" kêu gọi cần sớm đạt được một nền ḥa b́nh
"công bằng, bền vững và toàn diện" cho Ukraine. Điều mà ông Guterres mong đợi hẳn cũng là điều mà những người yêu ḥa b́nh và công lư trên thế giới mong đợi.