Tuy không có quốc gia nào hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc đua này, nhưng Mỹ và TQ chắc chắn là hai đối thủ hàng đầu.
Tại cuộc triển lãm khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới
CES 2025 ở Las Vegas, CEO Nvidia Jensen Huang đã đứng trên sân khấu, bên cạnh 14 mẫu robot dạng người (humanoid robots) mới nhất, và tuyên bố rằng ngành robot đang tiến gần đến một bước ngoặt lịch sử. Trong số những robot xuất hiện tại sự kiện này, có đến 6 công ty đến từ TQ và 4 công ty của Mỹ, cho thấy hai cường quốc này đang so kè quyết liệt trong cuộc đua thiết kế
humanoid robots.
Chỉ vài tuần sau đó, TQ tiếp tục gây ấn tượng với màn trình diễn múa dân gian đồng bộ của robot Unitree H1 tại Gala Tết Nguyên Đán. Được hỗ trợ từ hệ thống điện toán đám mây và AI điều khiển sự chuyển động, những cỗ máy này đã thực hiện bài múa một cách chính xác, khiến cho hàng tỷ khán giả bị kinh ngạc.
Hai sự kiện này không chỉ phô diễn ra sức mạnh kỹ nghệ mới mẽ này mà còn báo hiệu một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong năm 2025, khi các công ty robot trên toàn cầu cho đẩy mạnh việc sản xuất ra hàng loạt để thương mại hóa sản phẩm của mình.
Một mẫu robot hình người của TQ(Minh họa)
Hoa Kỳ hay TQ đang dẫn đầu?
Không có quốc gia nào hoàn toàn chiếm ưu thế tuyệt đối trong cuộc đua này, nhưng Hoa Kỳ và TQ chắc chắn là hai đối thủ hàng đầu. Theo các chuyên gia, TQ tận dụng lợi thế từ chuỗi cung ứng và quy mô sản xuất, trong khi Hoa Kỳ lại có thế mạnh về đột phá kỹ thuật và khả năng tạo ra những tên tuổi khổng lồ như
Tesla hay
OpenAI.
Giáo sư Xu Xuecheng từ Trung tâm Đổi mới Robot Humanoid tại Chiết Giang nhận định rằng, các công ty TQ chủ yếu tập trung vào việc kết hợp kỹ nghệ để ứng dụng vào thực tế, trong khi Mỹ lại hướng đến nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) với khả năng linh động hơn. Tuy nhiên, quan điểm này có thể phải thay đổi sau sự kiện startup
AI DeepSeek của TQ ra mắt mô hình ngôn ngữ lớn R1, một đối thủ xứng tầm của
OpenAI với chi phí xây dựng thấp hơn rất nhiều.
Cựu CEO Google ông Eric Schmidt thừa nhận rằng thành tựu của
DeepSeek là lời nhắc nhở rằng, Hoa Kỳ không thể chủ quan và cần phải tạo cho AI hiệu quả cao hơn nữa nếu muốn giữ vững vị trí đứng đầu.
Các công ty Mỹ có lợi thế về các đột phá nghiên cứu và kỹ thuật AI, đặc biệt trong lĩnh vực robotics mềm, cảm biến về môi trường và mô phỏng hành vi con người. Tại
CES 2025, Nvidia giới thiệu
Cosmos, một mô hình AI thế hệ mới dành riêng cho
humanoid robots, được kỳ vọng sẽ tạo ra bước nhảy vọt về nhận thức và khả năng tương tác.
Trong khi đó, TQ lại nắm trong tay dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng hoàn thiện. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, có hơn 50% số lượng robot trên toàn cầu được lắp ráp tại TQ trong năm 2023, giúp cho các công ty nước này có lợi thế lớn về kiểm soát chi phí và mở rộng thị trường.
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ phổ cập của
humanoid robots.
Unitree, một công ty robot hàng đầu của TQ, đã cho công bố mẫu G1 với giá chỉ 99,000 nhân dân tệ (khoảng 13,800 USD), thấp hơn nhiều so với 500,000 nhân dân tệ mà các đối thủ khác đang đưa ra. Người sáng lập ra
Unitree, Wang Xingxing, khẳng định rằng giá sẽ còn được giảm mạnh hơn nữa khi hệ thống sản xuất được mở rộng, với mục tiêu hàng trăm ngàn
humanoid robots được cho xuất xưởng mỗi năm.
Robot hình người của Tesla (Minh họa)
T
esla và các đối thủ Mỹ sẽ không ngồi yên
Elon Musk đã tuyên bố rằng,
Tesla Optimus, mẫu robot hình người của hãng, sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 2025, với tham vọng đạt sản lượng hơn 1 triệu sản phẩm mỗi năm. Trong báo cáo tài chính mới nhất, Musk ước tính giá bán của Optimus sẽ dưới 20,000 USD, dù con số chính xác vẫn còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Tại Hoa Kỳ,
Agility Robotics, công ty chuyên về robot kỹ nghệ, đã nhận được 150 triệu USD đầu tư từ Amazon và đã cho khánh thành nhà máy sản xuất hàng loạt tại tiểu bang Oregon với công suất hàng tram7 ngàn robot mỗi năm.
Những công ty Mỹ có thể chế tạo ra với số lượng lớn hơn một chút so với các đối thủ TQ. Nhưng nếu xét trên tổng sản lượng của toàn ngành, TQ có thể vượt xa Mỹ nhờ vào số lượng khổng lồ các công ty trong chuỗi cung ứng.(?)
Theo giáo sư He Liang từ Đại học Bách khoa Tây Bắc, vấn đề quan trọng nhất không còn là giải quyết từng thách thức kỹ thuật nhỏ lẻ, mà là ai sẽ tạo dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh trước. Nếu một công ty chậm hơn đối thủ trong 30 lĩnh vực kỹ thuật nhưng lại dẫn đầu trong 70 lĩnh vực còn lại, họ vẫn có thể chiếm lấy thế thượng phong.
Một yếu tố khác quyết định thành bại là tốc độ cho triển khai trên thực tế. Càng bán được nhiều robot, càng thu thập được nhiều số liệu thực tế, càng cải thiện sản phẩm nhanh hơn. Trong khi Tesla có một hệ sinh thái mạnh mẽ nhờ nền tảng AI tiên tiến, thì TQ có lợi thế về số lượng công ty cùng tham gia sản xuất, giúp cho tổng sản lượng của ngành có thể cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ.(?)
Không phải ai cũng chọn cách làm của Tesla. Chủ tịch Wang Lei của Shanghai Qingbao Engine Robot cho rằng TQ cần tìm hướng đi riêng thay vì cạnh tranh trực tiếp với Musk. Ông ví von rằng nếu Tesla đang
"cưỡi hỏa tiển", thì việc cố gắng chạy theo chỉ khiến cho các công ty TQ mãi bị bỏ xa. Thay vào đó, họ nên tập trung khai thác những thị trường mà Tesla chưa chạm đến.(
*như sex toys, chẳng hạn!)