Sắc lệnh bãi bỏ Bộ Giáo dục (liên bang) và trao trả quyền cho các tiểu bang xuất phát từ quan điểm của một số chính trị gia và nhà lãnh đạo cho rằng quyền quyết định về chính sách giáo dục nên được trao cho các tiểu bang thay vì Chính phủ liên bang.
1. Văn hóa Woke và Tẩy chay đang lên ngôi:
Văn hóa Woke ban đầu được xem là phong trào của những người da đen yêu cầu quyền lợi công bằng. Tuy nhiên, theo thời gian, nó đã trở thành công cụ mà các chính quyền cánh tả sử dụng để thu hút sự ủng hộ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử. Trong đó, trường học - nơi vốn được xem là môi trường nhạy cảm nhất - đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.
Văn hóa Woke giờ đây đã được mở rộng ra và trở thành nền tảng cho nhiều cuộc đấu tranh xã hội như phân biệt giai cấp, đấu tranh cho quyền lợi của những người chuyển giới, tuyên truyền cho Hồi giáo và Palestine, cũng như nhiều cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bài Do Thái, và thậm chí chống lại da trắng. Trường công trở thành nơi lan truyền những quan điểm này, với trẻ em, từ mẫu giáo đến tiểu học, bị nhồi nhét những khái niệm về tình dục đồng giới và các vấn đề nhạy cảm khác, trong khi phụ huynh chỉ có thể phản đối mà không thể thay đổi được gì. Nhiều bậc phụ huynh thậm chí bị bắt giữ hoặc đe dọa mất quyền nuôi con vì phản đối các chương trình giáo dục này.
Song song với "văn hóa Woke", các nhóm "thức tỉnh" còn tẩy chay những gì họ cho là "phân biệt chủng tộc", "da trắng thượng đẳng", "hồi giáo phobia", và "chủ nghĩa nô lệ". Điều này gần giống với cuộc Cách mạng Văn Hóa ở Trung Quốc dưới thời Mao, khi chính quyền tìm cách hủy bỏ giá trị truyền thống và xóa bỏ quá khứ.
Chương trình giáo dục công tại Mỹ đã và đang tạo ra sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội, phá vỡ mối liên kết giữa các thế hệ và gia tăng mâu thuẫn giữa các nhóm dân cư. Đây là điều mà ai cũng có thể nhận thấy.
2. Bối cảnh Bộ giáo dục Hoa Kỳ:
Có một điều mà nhiều người không kịp tìm hiểu, đó là trước năm 1980, chính quyền liên bang của Hoa Kỳ không có Bộ Giáo Dục. Các bang vận hành chính sách giáo dục của mình theo đặc trưng của cộng đồng ở đó mà không bị chi phối bởi liên bang.
Khi tổng thống Jimmy Carter thành lập Bộ Giáo Dục, việc này cũng bị phản đối mạnh mẽ vì những yếu tố được cho là vi hiến khi xâm phạm quyền của chính quyền bang và địa phương.Sự tranh cãi này đã tồn tại từ khi bộ được thành lập vào năm 1979 tới ngày nay.
Thực tế, khi hệ thống "trường công" được định hình theo Bộ Giáo Dục, quyền chọn lựa trường học cho con mình của các cha mẹ học sinh bị thu hẹp lại. Tiền thuế dành cho giáo dục được đổ vào các trường công với hệ thống giáo dục hư nát của nó, những bậc cha mẹ không đủ tiền cho con học trường tư đành phải nghiến răng chọn hệ thống giáo dục này. Nếu nguồn lực từ thuế dân được phân bổ ngược lại vào ngân quỹ giáo dục của mỗi gia đình trong hình thức hỗ trợ của chính phủ, việc chọn trường tư sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
Tổng thống Reagan khi vận động tranh cử đã cam kết bãi bỏ Bộ Giáo Dục. Trong Bài phát biểu Liên bang năm 1982 , ông đã nói: "Kế hoạch ngân sách mà tôi trình lên quý vị vào ngày 8 tháng 2 sẽ tiết ước cho ngân khố được rất nhiều, bằng cách giải thể Bộ Giáo dục". Tuy nhiên, trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông đã không thể bãi bỏ bộ này vì sự phủ quyết của các dân biểu cánh tả chiếm đa số Hạ viện.
Tới khi ông Bush cha nhậm chức, dù là một tổng thống Cộng Hòa nhưng chính sách về bộ này của ông gần như đồng nhất với cánh tả, dù trong đảng Cộng Hòa vẫn có các chương trình nghị sự để đi tới giải thể bộ này. Tiếp theo đó, ngân sách dành cho nó đã tiếp tục phình to ra hơn qua các đời tổng thống Bush con và Obama.
Nhưng đỉnh điểm, là dưới thời Biden, ngân sách của bộ này đã phình to ra cực đại $637,7 tỷ đô la vào năm 2022, với các chương trình văn hóa Woke như đã nói trong bài. Thời điểm này, các queer gớm ghiếc được chính phủ Biden trả hàng triệu đô để vào trong mọi cấp trường học từ mầm non tới trung học để giảng dạy về hành vi tình dục đồng giới và kể cả pro-Hamas, trong khi chất lượng học sinh Hoa Kỳ được đánh giá chung là thấp so với mặt bằng thế giới.
Tóm lại, việc tồn tại của Bộ Giáo Dục trong Nội Các chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã luôn là một sự tranh cãi gay gắt và liên tục từ ngày nó ra đời. Nó đã thể hiện sự trói buộc cha mẹ học sinh vào một hệ thống không thể chọn lựa và đang hư nát.
3. Nội dung lệnh hành pháp của ông Trump về bãi bỏ Bộ Giáo Dục liên bang:
Dưới đây là tóm tắt một số nội dung chính:
- Sắc lệnh yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon "thực hiện mọi bước cần thiết" để bắt đầu quá trình đóng cửa Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ.
- Trao hầu hết quyền quyết định chính sách giáo dục cho chính quyền các bang và hội đồng địa phương. Các chức năng thiết yếu của Bộ Giáo dục, như quản lý khoản vay sinh viên, trợ cấp cho học sinh thu nhập thấp và hỗ trợ trẻ em khuyết tật, sẽ được giữ lại nhưng phân phối lại cho các cơ quan khác hoặc chính quyền bang.
- Yêu cầu quá trình chuyển giao phải diễn ra hiệu quả, không làm gián đoạn các dịch vụ, chương trình và phúc lợi hiện có, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính cho trường học và sinh viên.
4. Khả năng thực thi:
- Sắc lệnh gần như chắc chắn sẽ đối mặt với các vụ kiện từ Đảng Dân Chủ và các phong trào giới tính thứ ba, các phong trào của người da đen hoặc thậm chí các tổ chức thân Hồi giáo.
- Mặc dù sắc lệnh hành pháp đánh dấu bước khởi đầu, việc đóng cửa hoàn toàn Bộ Giáo dục đòi hỏi một đạo luật thông qua bởi lưỡng viện Quốc hội. Nếu Hạ viện soạn thảo luật và bỏ phiếu thông qua, sau đó đem đến Thượng viện bỏ phiếu, rất có khả năng nó sẽ vấp phải Quy tắc Filibuster.
- Trong Thượng Viện, Quy tắc Filibuster cho phép một nghị sĩ hoặc một nhóm kéo dài tranh luận vô thời hạn để trì hoãn hoặc ngăn chặn việc bỏ phiếu cho một dự luật. Đây là công cụ thường được phe thiểu số sử dụng để bảo vệ quan điểm của mình. Nếu tình trạng này xảy ra, để chấm dứt tình trạng này, cần có 60 phiếu thuận của Thượng viện.
- Trong tình hình hiện tại, gần như chắc chắn phe Dân Chủ sẽ dùng Filibuster, và việc Cộng Hòa thuyết phục thêm được 5 nghị sĩ độc lập hoặc Dân Chủ thuận theo để phá thế Filibuster là khó, tuy nhiên cũng không thể nói là hoàn toàn không có khả năng.
VietBF@ Sưu tập