Đậu phụ được xem như thực phẩm "không thể thiếu" của chế độ ăn uống lành mạnh. Sự thật là gì?
Mặc dù đậu phụ ít chất béo, giàu protein chất lượng cao mà còn là kho khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie,… Đậu phụ và các thực phẩm từ đậu nành khác cũng là nguồn cung cấp isoflavone chính. Đây là những flavonoid - hóa chất do thực vật tạo ra có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Ăn đậu phụ được cho là có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, cải thiện sức khỏe xương,...
Nhưng nhiều người lại không biết rằng, ăn đậu phụ không đúng cách - nó có thể trở thành yếu tố gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ảnh: Share the Spice
1. Không phải ai cũng nên ăn đậu phụ
Đậu phụ không phù hợp với tất cả mọi người. Do giàu protein có nguồn gốc từ thực vật mà ăn quá nhiều đậu phụ dễ làm tăng gánh nặng quá mức cho đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Đồng thời hàm lượng phytoestrogen cao, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu phytoestrogen có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Vậy ai không nên ăn nhiều đậu phụ?
Trước tiên, ngay cả với những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ. Trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 lần, mỗi lần khoảng 100 gam.
Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc đường tiêu hóa kém, tốt nhất nên tránh ăn đậu phụ vào bữa tối. Đậu phụ cũng không phải là thực phẩm nên ăn quá nhiều với người mắc bệnh thận do hàm lượng oxalate trong đó có thể tăng gánh nặng cho thận, thúc đẩy hình thành sỏi thận.
Người mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch cũng nên hạn chế ăn đậu phụ. Điều này là do đậu phụ chứ lượng lớn hợp chất methionine, dưới tác động của enzyme có thể được chuyển hóa thành cysteine dễ khiến tế bào nội mô trong thành động mạch bị tổn thương, từ đó khiến tình trạng xơ vữa tăng lên, dễ xảy ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng do chất béo trung tinh và cholesterol lắng đọng tăng lên.
2. Không nên nấu đậu phụ quá chín
Nhiều món ăn từ đậu phụ như súp đậu phụ, lẩu đậu phụ, đậu phụ hầm,... sử dụng đậu phụ nấu trong thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian nấu đậu phụ quá lâu như đun sôi liên tục có thể khiến đậu phụ bị mất đi một số chất dinh dưỡng thiết yếu, giảm hương vị.
Ví dụ, isoflavone đậu nành trong đậu phụ là phytoestrogen rất có lợi, có thể điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, khi đậu phụ bị đun quá nóng, các thành phần có lợi của isoflavone đậu nành sẽ bị phá hủy, tác dụng sau khi tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể.
Trên thực tế, đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, khoáng chất, nguyên tố vi lượng,... Chỉ cần chú ý đến phương pháp nấu ăn đúng cách, chúng ta có thể giữ lại các chất dinh dưỡng trong đậu phụ và đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ.
3. Không kết hợp đậu phụ "bừa bãi"
Đậu phụ kỵ với một số loại thực phẩm và gia vị. Nếu như không chú ý, sự kết hợp thoạt nhìn thì có vẻ ngon nhưng lại có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, theo thời gian dễ gây ra bệnh tật.
Theo đó, không nên kết hợp đậu phụ cùng thịt dê, cải bó xôi (rau bina), hành tây, sữa bò, măng, mật ong, quả hồng, hành lá... vì đại kỵ, có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài những lưu ý kể trên thì khi ăn đậu cũng không nên nêm nếm quá nhiều gia vị hay chọn các loại đậu phụ chế biến sẵn có chứa nhiều muối và chất phụ gia. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống đa dạng, không nên quá phụ thuộc vào bất kỳ loại thực phẩm nào và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Mỗi người có thể trạng khác nhau nên lượng đậu phụ bạn ăn cần phải điều chỉnh theo thể trạng của mình.
VietBF@sưu tập