Hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy tại Trung Quốc đang rơi vào t́nh trạng đ́nh trệ, thậm chí phải cho công nhân nghỉ việc tạm thời, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan với Mỹ gây áp lực lên ngành xuất khẩu.

Một công nhân tại một nhà máy may mặc ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc.
Do hầu hết hàng hóa Trung Quốc chịu mức thuế ít nhất 145% khi vào thị trường Mỹ, nhiều đơn hàng đă bị hủy bỏ hoặc tŕ hoăn, kéo theo làn sóng ngưng trệ trong hoạt động sản xuất công nghiệp tại quốc gia này.
Theo Financial Times, thị trường Mỹ đóng góp khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm ngoái. Việc đơn hàng từ Mỹ sụt giảm khiến nhiều nhà máy sản xuất, từ thiết bị gia dụng, đồ điện tử đến các sản phẩm như đế giày và quần jeans, phải cắt giảm giờ làm, ngừng sản xuất hoặc cho công nhân nghỉ không lương.
Nhiều công nhân Trung Quốc đă chia sẻ trên mạng xă hội h́nh ảnh các dây chuyền sản xuất không có người làm hoặc thông báo tạm ngừng hoạt động của nhà máy. Tại tỉnh Phúc Kiến, một công nhân 28 tuổi cho biết nhà máy nhựa nơi cô làm việc đă tạm dừng sản xuất 1 tuần do không có đơn hàng xuất khẩu.
Ở tỉnh Quảng Đông, 3 nhân viên tuyển dụng tại các khu công nghiệp cho biết nhiều nhà máy đă cắt giảm giờ làm thêm và cuối tuần. Song, chỉ những nhà máy phụ thuộc quá nhiều vào đơn hàng từ Mỹ mới phải đóng cửa hoàn toàn trong thời gian ngắn.
Công ty sản xuất đồ điện tử DeHong Electrical Products tại Đông Quan, Quảng Đông đă cho toàn bộ công nhân nghỉ phép 1 tháng với mức lương tối thiểu, sau khi khách hàng Mỹ đồng loạt tạm ngưng đơn hàng. Trong thông báo nội bộ, ban lănh đạo DeHong cho biết họ đang chịu “áp lực nghiêm trọng trong ngắn hạn” và đang t́m cách mở rộng thị trường mới cũng như tối ưu hóa chi phí vận hành.
Tương tự, hăng Hangzhou Stellarmed, chuyên sản xuất bộ dụng cụ nội soi cho thị trường Mỹ, đă khuyến khích công nhân toàn thời gian tranh thủ thời gian c̣n lại trong tháng 4 để t́m việc mới. Công ty c̣n hỗ trợ họ tiếp cận các dịch vụ tuyển dụng để tăng cơ hội t́m việc trong bối cảnh khó khăn.
Nhà sản xuất khuôn nhựa tại Đông Quan, Yuanguan Technology, đă cắt toàn bộ các ca làm thêm vào cuối tuần. Trong khi đó, một thanh niên 26 tuổi tại Chiết Giang cho biết nhà máy đồ chơi nơi anh làm việc chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, đă buộc phải cho công nhân nghỉ 2 tuần do ít đơn hàng.
Theo Han Dongfang, nhà sáng lập tổ chức China Labour Bulletin chuyên theo dơi hoạt động lao động và sản xuất tại Trung Quốc, đây là dấu hiệu của một cuộc “tái cấu trúc sâu rộng” trong ngành công nghiệp Trung Quốc.
Dù chưa rơ quy mô ảnh hưởng của t́nh h́nh khó khăn hiện tại, một số thành phố có hoạt động xuất khẩu mạnh như Thâm Quyến và Đông Quan đă bắt đầu triển khai các chương tŕnh hỗ trợ nhằm mục đích “ổn định thương mại nước ngoài”. Chính quyền Thâm Quyến mới đây công bố các khoản trợ cấp giúp doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời mở rộng phạm vi bảo hiểm xuất khẩu để bù đắp tổn thất từ các đơn hàng bị hủy từ Mỹ.
Một người quản lư tại công ty Ningbo Taiyun Electric cho biết họ tạm dừng sản xuất từ ngày 12/4, nhưng gần đây đă tái khởi động với quy mô hẹp hơn, chủ yếu là phục vụ các đơn hàng từ châu Âu.
Bất chấp áp lực từ phía Mỹ, Trung Quốc vẫn duy tŕ thái độ cứng rắn. Bắc Kinh hiện chưa có động thái nào cho thấy họ sẽ chủ động đề nghị đối thoại với Washington. Trong khi đó, Trung Quốc đă áp mức thuế trả đũa 125% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, khiến t́nh h́nh thương mại song phương càng thêm căng thẳng.
VietBF@ Sưu tập