Ngày 27/3/1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị quân Pháp bắt. Đối phương dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Để giữ tṛn khí tiết, ông đă tự rạch bụng, moi ruột và c̣n hỏi đối phương rằng: Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản th́ bảo.
Theo sách “Đại Nam thực lục”, năm 1882, thực dân Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ 2. Khi đó các tỉnh đồng bằng Bắc bộ lần lượt bị giặc chiếm đóng. Với tấm ḷng yêu nước thương dân, Nguyễn Cao lại đứng lên kêu gọi dân chúng tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ và ông đă chỉ huy các dũng sĩ dưới quyền kéo về vùng ngoại thành Hà Nội chống Pháp. Ngày 10/4/1882 (âm lịch), trong một trận đánh với quân Pháp ở Gia Lâm, Nguyễn Cao bị thương vào ngực. Vết thương rất nguy hiểm nhưng ông vẫn giữ vững cương vị người chỉ huy, nêu gương cho binh sĩ noi theo.
Sau khi chữa lành vết thương, Nguyễn Cao tiếp tục chỉ huy nghĩa quân chống giữ vùng ven sông Cầu để chặn đánh quân Pháp tiến đánh thành Bắc Ninh, rồi lại đem các nghĩa dũng chống giữ các dải ven sông. Ngày 27/3/1883, ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15/5/1883, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Sau đó, ông c̣n đánh với Pháp nhiều trận khác nữa, như ở: Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Vơ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành...
Năm 1884, tỉnh Bắc Ninh đă lọt vào tay quân Pháp. Ngày 25/2/1884, với lực lượng 300 tay súng và hơn 700 giáo mác, Nguyễn Cao đă mưu trí chỉ huy nghĩa quân chiếm lại Phả Lại từ tay giặc rồi tiếp tục chặn đánh, cầm chân địch tại các làng Cung Kiệm, Xuân Ḥa, Nội Doi. Ngày 12/3/1884, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân bắn ch́m một tàu chiến, diệt hơn 40 tên giặc khi chúng đang di chuyển trên sông Cầu. Tháng 7 năm đó, nghĩa quân do Nguyễn Cao chỉ huy tấn công giặc Pháp ở Ngọc Tŕ.
Năm 1884, khi thành Bắc Ninh mất vào tay quân Pháp, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, rồi cùng với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lănh đạo phong trào Tam tỉnh Nghĩa Đoàn hoạt động trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây. Năm 1885, Nguyễn Cao được thăng chức Bố chính sứ, sung chức Bắc kỳ Tán lư quân vụ và về Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên thành lập tổ chức “Đại Nghĩa đoàn” (c̣n gọi là Tam tỉnh nghĩa đoàn) nhằm liên kết dân nghĩa dũng đứng lên chống thực dân Pháp. Sau những trận quyết chiến với giặc Pháp ở vùng Dâu thuộc huyện Siêu Loại (Thuận Thành), tháng 12-1886, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân chuyển về hoạt động ở vùng Mỹ Đức, Ứng Ḥa (Hà Đông cũ) chờ cơ hội để củng cố lực lượng. Thời gian này, Nguyễn Cao mở lớp dạy học ở Kim Giang (thuộc huyện Ứng Ḥa, Hà Đông cũ).
Ngày 27/3/1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị quân Pháp bắt. Đối phương dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Để giữ tṛn khí tiết, ông đă tự rạch bụng, moi ruột và c̣n hỏi đối phương rằng: Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản th́ bảo. Ngay khi Nguyễn Cao mất, quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết đă làm bài Văn Nguyễn Cao để điếu ông. Và trong dân gian cũng có thơ rằng:
Rất mực tài hoa rất mực hùng
Liều ḿnh v́ nước tự thung dung
Tấc thề trời đất ḷng phơi trắng,
Răng nghiến non sông lưỡi nhuốm hồng.
Biết không thể dụ hàng được, đồng thời nhằm uy hiếp tinh thần dân chúng, giặc Pháp vội ra lệnh chém đầu ông vào lúc 5 giờ chiều ngày 14/4/1887 tại vườn Dừa (phía Bắc hồ Hoàn Kiếm), rồi lấy thủ cấp ông bêu trên đường phố. Khi đó ông mới 50 tuổi. Sau khi ông bị sát hại, người con trai là Nguyễn Hào định làm cuộc kháng Pháp, nhưng đối phương phát giác nên cũng bị sát hại.
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng thực hiện cuộc xâm lược nước ta. Và cũng từ đó, ở khắp nơi trên dải đất h́nh chữ S, các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những h́nh thức đấu tranh phong phú, thể hiện ư thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại v́ giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lănh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và thất bại của các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục... đă chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đă góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. Và sự nghiệp cũng như cuộc đời Nguyễn Cao măi măi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước để các thế hệ sau noi theo.
VietBF@ sưu tập
|
|